Page 14 - Hướng Dẫn Quản Lý Tổ Chức Lễ Hội
P. 14
Chính người nông dân với quan niệm có thờ có
thiêng, có kiêng có lành đã góp phần tồn lưu
những kiêng kỵ, hèm tục trong đòi sống của họ.
Họ bị những điều kiêng kỵ của thế hệ trước quy
định và điều chỉnh trong mọi hoạt động thường
ngày và cũng chính họ là lực lượng tiếp tục duy trì
và phổ biến những điều kiêng kỵ đó cho thế hệ nốì
tiếp. Hành trình này lâu dần trở thành tập quán.
- Kiêng
Kiêng là sự dè chừng, cảnh giác của mọi người
trong cộng đồng đôl với những sự vật, hiện tượng
diễn ra trong cuộc sống. Kiêng giúp người ta sốhg
an toàn hơn nhờ những lời cảnh báo/khuyên nhủ
của thế hệ tiền nhân.
-Kỵ
Kỵ cũng là sự tránh né, dè chừng nhưng
được diễn ra có ý thức cao hơn kiêng. Như vậy,
trong sự kỵ đã bao hàm cả những yếu tố kiêng.
Kỵ còn đưỢc hiểu là cấm kỵ - nghiêm cấm
không đưỢc vi phạm. Nếu cố làm trái đi, người
đó sẽ phải gánh chịu hậu quả xấu. Thông
thường, những điều cần kiêng trong cuộc sông
diễn ra nhiều và phổ biến hơn những điều cần
kỵ. Người ta thường kiêng một số vật và đồ vật
nhất định, ví dụ như kiêng mang đồ vật sắc
nhọn, vũ khí theo mình. Bên cạnh đó, một số
đôl tưỢng là người và vật cũng thuộc loại phải
kiêng như người mới có tang, phụ nữ trong thời
14