Page 15 - Hướng Dẫn Quản Lý Tổ Chức Lễ Hội
P. 15

gian mang thai,  những người làm nghề giết mổ.
       Một sô" hành động trong ăn uô"ng,  sinh  hoạt,  lao
       động  sản  xuất,  vui  chơi,  tế tự cũng bị  kiêng  né
       khá  cụ  thể.  Việc  kiêng  gọi  tên  húy  của  các  vị
       thần,  vua  chúa,  tổ  tiên,  người  cao  tuổi  trong
       dòng  họ...  cũng  đưỢc  thực  hành  với  thái  độ
       nghiêm cẩn và đề phòng rất thận trọng.
         Từ  thực  tế cuộc  sông,  những  kiêng  kỵ  thường
       gặp  được  người dân xử lý uyển chuyển bằng cách

       nói lái, nói chệch hoặc tìm từ đồng nghĩa thay thế
       cho những từ cần phải tránh là điều rất phổ biến.
         Ví  dụ:  Con  cháu  kiêng  không  nói  tên  ông  bà,
       cha  mẹ.  Nếu  trong  cuộc  sông  thường  ngày  có
       những  tiếng  trùng  với  tên  của  các  bậc  này,  con
       cháu  sẽ  gọi  tránh  đi,  hoặc  tìm  một  tiếng  đồng
       nghĩa  để thay  vào.  Chẳng  hạn  Thanh  Đàm  đưỢc
       gọi là Thanh Trì,  thịt  đông gọi là thịt đặc,  hoàng
       gọi là huỳnh, hoa gọi là huê, xuân gọi là xoan, quả

       bưởi gọi là quả bòng, V.V..
         Đối với tổ tiên là các vị đã khuất,  sự kiêng tên
       càng đưỢc giữ gìn hơn. Khi con cháu làm một điều
       gì  không phải,  bị  người khác  gọi  tên  ông bà,  cha

       mẹ đã khuất ra mà réo chửi thì bị coi là một điều
       tủi hổ, sỉ nhục cho gia đình và dòng họ, có thể gây
       nên  thù  oán  sâu  đậm.  Để  tránh  cho  người  khác
      khỏi  xúc  phạm  đến  tổ tiên  mình,  mọi  người  đều
      giữ gìn trong điều án nếp ở, cố làm sao không gây
      bất cứ sự đụng chạm nào.

                                                       15
   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20