Page 17 - Hướng Dẫn Quản Lý Tổ Chức Lễ Hội
P. 17

Có thể nói kiêng kỵ đã chứa đựng trong nó rất
       nhiều tri thức dân gian về mọi lĩnh vực trong cuộc
       sôhg  và  lao  động  của  con  người  nhằm  mục  đích
       bảo vệ  - khuyến cáo con  người tránh khỏi những
       bất trắc và tạo ra nét văn hóa trong cộng đồng.
          -  Hèm
          Hèm  đưỢc  coi  là  biểu  hiện cao  nhất  của  khái
       niệm  kiêng,  kỵ.  Hèm  thường  đi  kèm  với  những
       hoạt  động  mang  tính  cộng  đồng  cao  như  việc
       cúng tế thành hoàng làng và thể hiện tập trung

       qua  lễ  hội.  Thông  thường,  hèm  của  mỗi  làng  là
       những  hành  động,  nghi  lễ  mang  tính  bí  mật,
       riêng tư  gắn với  lai  lịch  vị  thần làng  đang  đưỢc
       thò phụng.  Những hèm  đó có chung đặc  điểm là
       bí mật riêng,  phải giấu  giếm  đối vối người ngoài
       cuộc  (cộng  đồng  khác)  và  giấu  giếm  với  chính
       quyền trung ương (dưới thòi phong kiến).  Chính
       các nghi lễ hèm đã tạo ra dấu  ấn riêng cho cộng
       đồng  sở  hữu  nó  và  trở  thành  niềm  tin  linh
       thiêng  khi  oai  linh  của  các  vị  thần  có  hèm  phù

       trợ cho cộng đồng an lành, thịnh vượng.
          Nếu  như kiêng  có  tính  khá  phổ biến  trong  xã
       hội, ky có tính ít phổ biến hơn thì hèm là một đặc
       sản riêng. Có lẽ đến nay, chưa có một tổng kết nào
       trong  nghi  lễ  thờ  phụng  mà  lại  có  hèm  trùng
       nhau,  cho  dù  cùng  chung  một  đối  tượng  thò
       phụng.  Đã  có  một  thời,  hèm  bị  coi  là  sản  phẩm
       điển  hình  của  mê  tín  dị  đoan,  song  thực  chất,

                                                        17
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22