Page 10 - Hướng Dẫn Quản Lý Tổ Chức Lễ Hội
P. 10
Việt Nam. Tính thiêng trong lễ hội trở thành hạt
nhân quan trọng gắn kết cộng đồng thành một
khối thông nhất cùng chung ước vọng.
Ngày địa phương mở hội là ngày quan trọng
của cộng đồng, được gọi là vào đám, đóng đám. về
cơ bản, lễ hội truyền thông bao gồm phần lễ và
phần hội. Phần lễ thường diễn ra ở những nơi
trang nghiêm như: trong hoặc trưốc cửa đình, đền,
miếu, chùa,... mục đích là để giao tiếp với thần
linh sông núi, các vị thần tổ nghề, anh linh các vỊ
anh hùng dân tộc, mời tổ tiên các dòng họ về dự
hội vồi dân làng. Lễ hội làng hội tụ sức mạnh
thiêng liêng của cả tròi đất, non sông, tổ tiên và
con cháu. Bởi thế, trong dịp lễ hội, thông qua các
nghi thức tín ngưỡng tôn giáo để ước mong nối sỢi
dây giao cảm giữa Thần - Người - Cộng đồng và
thể hiện nguyện vọng của họ trong không gian và
thời gian thiêng liêng.
Phần hội về cơ bản diễn ra nhằm thỏa mãn nhu
cầu vui chơi giải trí và sáng tạo văn hóa của con
người thông qua các trò chơi dân gian, địa điểm
diễn ra thường ở những bãi đất trống, vạt rừng,
trên mặt nưốc ao, hồ, sông, những nơi rộng rãi,...
Lễ hội rất có ý nghĩa trong đời sống xã hội.
Thông qua lễ hội, các giá trị truyền thống của làng
quê như ý thức về cội nguồn, tổ tiên dân tộc, tưởng
nhớ các anh hùng dân tộc,...; ý thức về đồng loại,
cố kết con người trong cộng đồng, ý thức giữ gìn
10