Page 8 - Hướng Dẫn Quản Lý Tổ Chức Lễ Hội
P. 8

những  thòi  khắc  nhất  định  thuộc  mùa  Xuân  và
     mùa Thu, khắp nơi tưng bừng không khí lễ hội. Dù
     ở miền núi cao, đồng bằng hay hải đảo xa xôi, mỗi
     khi  cộng  đồng  tổ  chức  lễ  hội  là  dịp  người  người,
     nhà nhà náo nức đón chờ và hưởng ứng. Đồng bào
     các dân tộc thiểu sô" hay  người Kinh,  cũng đều có

     chung tâm trạng hưng phấn cộng đồng này. Lễ hội
     cũng có thể diễn ra ở những nơi cụ thể nào đó vào
     mùa  Hạ  hoặc  mùa  Đông.  Tuy  nhiên,  những  thời
     điểm  đó  không  phổ  biến  bằng  lễ  hội  mùa  Xuân,
     mùa Thu. cổ nhân đã tổng kết quy luật gắn với tứ
     thời  bát  tiết  trong  năm;  Xuân  sinh,  Hạ  trưởng,
     Thu  liễm, Đông tàn, cũng cho ta những thông tin
     gần gũi với vòng quay  mùa  màng,  chu  trình  sinh
     trưởng  của  cây  trồng  (và  phần  nào  đúng  với  vật
     nuôi, vạn vật... ỏ lớp nghĩa khác). Hiểu theo nghĩa
     rộng, tổng kết trên cũng chẳng xa với vòng đòi của
     mỗi người có sinh, trụ, dị, diệt hay sinh, lão, bệnh,
     tử.  Và,  thời  gian  trôi  đi,  không  gian  thay  đổi,
     nhưng vòng tuần hoàn vũ trụ vẫn chuyển luân và

     mùa  đến,  mùa  đi,  kế nối  dài  vô cùng vô tận.  Bởi
     thế,  khát  vọng  trường  sinh,  sự  tưng  bừng  náo
     nhiệt sẽ mãi mãi xoay vòng cùng con người và đất
     trời, để cho lễ hội cứ đến hẹn là gặp, cứ đến dịp là
     vui mừng náo nức y như ngày xửa ngày xưa cho tối
     tận bây giò và mai sau.
        Thòi gian lễ hội là thời gian thư giãn nghỉ ngơi,
     nhịp dừng thú vị  để chu kỳ mới đưỢc  hình thành.

     8
   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13