Page 194 - Huế Trong Tôi
P. 194
Âm mưu khởi nghĩa đã bị bóp nghẹt trước khi nổ
súng, ngay tại kừứì thành Huế. Vua Duy Tân cùng Trần
Cao Vân và Thái Phiên tờ mờ sáng hôm sau đã bị Pháp
bắt trên đường rút chạy. Nhà vua cương quyết không
chấp nhận trở lại ngai vàng với thân phận một ông vua bù
nhìn, trước sau không hề nao núng. Trần Cao Vân, Thái
Phiên và một số người khác bị đưa ra chém đầu tại An
Hòa, chỉ cách Kừửi thành Huế không đầy cây số để uy
hiếp tũih thần dân chiing.
Vua Duy Tân sau đó bị đày ra đảo Rénion cùng với
vua cha, nhưng thực dân Pháp đâu cho hai cha con gặp
nhau! Một mình trơ trọi trên đảo, ngày đêm nghe tiếng
sóng vỗ mạnh vào bờ, tấm lòng yêu nước thương nòi càng
thêm da diết. Tuy đã đày đọa Duy Tân ra hải đảo xa xôi,
hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài, thực dân Pháp
vẫn không hết lo ngại và cho người thường xuyên theo
dõi đề phòng. Ngày mồng 7-10-1921, một bức mật điện từ
Bộ Thuộc địa Pháp gửi cho Toàn quyền Đông Dương cho
biết vua Duy Tân đã có thư gửi cho báo Nhân đạo của
Đảng Cộng sản Pháp, đổng thời còn mật điện cho cả Toàn
quyền Rénion yêu cầu theo dõi chặt chẽ nhà vua và
những người xung quanh.
Đến năm 1925 - tức là chúi năm sau khi vua Duy Tân
bị đày ra hải đảo - nhân khi vua bù nhìn Khải Địrửì chết,
có râ't nhiều trướng liễn phúng điếu, trong đó có một bức
nội dung châm biêín sâu cay mà mọi người thầm đoán
của vua Duy Tân gửi về:
193