Page 199 - Huế Trong Tôi
P. 199
Thấm thoắt ba tháng công tác của tôi ở Paris đã sắp
hết. Nghe tũì tôi sắp về nước, hai ông bà mời tôi tới nhà
dự bữa cơm tối chia tay thân mật. Từ ký túc xá đại học tới
nhà ông bà cách nhau không xa, tôi và anh Tu cùng đi bộ
tới. Dạo đó đã sang tháng 2 dương lịch, Paris râ't lạnh,
đêm tối có tuyết rơi. Tôi và anh Tu đi dọc theo đại lộ
Jouran, qua vườn Montsouris cây phủ trắng tuyết để tới
nhà ông bà Điềm Phùng Thị. Bấm chuông, ông bà nồng
nhiệt ra đón vào. Tôi chợt nhận thây mọi việc đã được
chuẩn bị sẵn sàng, đặc biệt giữa rứià có một lò sưởi cháy
hồng xua tan cái giá lạrửi do hai chúng tôi mang vào. Hai
ông bà tiếp chúng tôi rất thân mật, cùng nhau nhắc đến
nhiều người bạn thân trong nước của hai ông bà mà tôi và
anh Tu ít nhiều đều có biết nên câu chuyện kéo dài tưởng
chừng như không thể dứt, nhâ't là khi nhắc đến những kỷ
niệm về Huế, sông Hương núi Ngự, hai trường Đổng
Khánh và Khải Định. Nhưng có điều là suốt trong câu
chuyện rôm rả tôi vẫn cảm thây trống vắng một cái gì,
mãi sau tôi mới nhận ra là nhà thiếu tiếng trẻ con - hai
ông bà không có con, và tôi chợt nhớ đến bài thơ của
Victor Hugo hổi còn đi học từng thuộc lòng có liên hệ tói
cảnh một ngôi nhà thiếu tiếng trẻ em rửiư một chiếc lổng
không có chim đậu bên trong.
Khi xong bữa cơm, bà Cúc dẫn chúng tôi vào phòng
làm việc giới thiệu tác phẩm nghệ thuật, có pho tượng
mang túih tượng trưng cao, bà phải giải thích chúng tôi
mới thấu hiểu giá trị. Nhung âh tượng sâu sắc đối với tôi
là khi bà dẫn ra mảnh vườn phía sau có râ't nhiều tượng.
198