Page 303 - Hai Bà Trưng
P. 303

Tiếng chuông rè là  cơ  quan  ngôn luận  chông thực  dân,
       hô hào dân chủ, có cảm tình với quần chúng cách mạng
       và  tổ chức cộng sản.  ông nổi  tiếng về khoa diễn thuyết
       và viết nhiều sách.
           Đặc biệt là một thanh niên tân học, ở Nam Bộ, rồi ở
       Pháp, ông lại viết tập "Tuồng hat Hai Bà Trưng" do nhà
       in Bảo Tồn xuất bản tháng 8 năm 1928 tại Sài Gòn.

           Tuy  gọi  là  một  tuồng  hát,  song  tác  phẩm  này
       không phải  là  tuồng hát bội  hay tuồng cải lương,  cũng
       không phải là chèo, mà là một vở kịch hẳn hoi. Thể loại
       này  từ  1921,  Vũ  Đình  Long  đã  viết  và  xuất  bản  ở  Hà
       Nội,  mãi  đến nay mới có vở của  Nguyễn An  Ninh,  ông
       tuyên bố rõ ràng:
            "Tôi  ráng  hết  sức  viết  một  quyển  sách  mà  không
       phải  là  dịch  của  Tàu,  cũng  không  phải  dịch  của  Tây.
       Quyển  sách ấy cho là tiểu thuyết cũng đưỢc, nói là một
       đoạn lịch sử Việt Nam cũng đưỢc".
           Ý định  của  Nguyễn An  Ninh là  viết một  tác  phẩm
       về đề tại lịch sử để vận động cách mạng, theo đường lối
       thanh niên cao vọng của ông. Tài liệu về Bà trưng ít ỏi,
       nhất  là  hoàn  cảnh  ở  miền  Nam  xa  xôi  lại  là  xứ  thuộc
       địa.  Do  đó,  vở  kịch  này  của  ông  đã  đưỢc  hư  cấu  hoàn
       toàn.  Nội dung gồm có 8 màn:

            Màn  1: Trưng Trắc khóc vì Thi Sách bị Tô Định giết.
       Trưng Nhị ngồi buồn rầu, lặng thinh tìm cách báo thù.

            Màn  2:  Trưng  Nhị,  tô" cáo  những  hành  động  của
       quân Tàu và triều đình uy hiếp, bóc lột nhân dân.

       304
   298   299   300   301   302   303   304   305   306   307   308