Page 256 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 256
học - công nghệ, của trình độ tổ chức xã hội để phục vụ
cho sự phát triển bền vững của con người. Chính vì vậy raà
UNESCO nói đến xã hội tri thức ở dạng số nhiều, với nghĩa
là trong xã hội tri thức vẫn có thể tồn tại nhiều sự đa dạng
văn hoá {chứ không phải là sự cách biệt văn hoắ), và chính
sự đa dạng đó làm nên các xã hội tri thức ở dạng sô nhiều.
Đồng thời chúng ta cũng có thể hiểu rằng sự phát triển
đi lên xã hội tri thức không phải là một cuộc cách mạng
và thay thê chê độ xã hội. Như thế, các xã hội tri thức với
những đặc thù văn hoá và chế độ chính trị khác nhau vẫn
có thể cùng tồn tại và hỢp tác với nhau để thực hiện các
mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ của Liên hỢp quốc. Tuy
nhiên, điểu quan trọng cần lưu ý là tất cả các chế độ chính
trị khác nhau đó đều phải làm hết sức mình để tạo thuận
lợi cho sự ra đòi của xã hội tri thức.
Trên tinh thần đó, nưốc ta có một thuận lợi đầu tiên là
chúng ta có một chế độ chính trị ổn định thông nhất trên cả
nước từ hơn ba mươi năm nay. Chúng ta đang xây dựng một
nhà nưốc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu xây
dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Những
mục tiêu đó cũng chính là những mục tiêu của xã hội tri
thức mà cộng đồng quốc tê đang đặt ra. Đây sẽ là một cơ sở
vững chắc và một điều kiện rất thuận lợi để chúng ta hoàn
toàn có quyền hy vọng vào khả năng xây dựng một xã hội
tri thức mang bản sắc Việt Nam.
Bên cạnh đó, chúng ta có một nguồn tài nguyên thiên
nhiên đa dạng và phong phú. Đành rằng nguồn tài nguyên
thiên nhiên không còn giữ vai trò độc tôn như trưốc đây,
258