Page 261 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 261
khoa học ứng dụng, giữa khoa học tự nhiên và khoa học
công nghệ vói khoa học xã hội và nhân văn. Khoa học cần
phải quan tâm đến nhu cầu và hậu quả xã hội khả dĩ của
khoa học. Điều này liên quan đến đạo đức khoa học và rộng
hơn nữa là đến văn hoá khoa học. Đây là một điều kiện rất
mới để xây dựng một xã hội tri thức bển vững. Mặt khác,
cần kết hợp chặt chẽ khoa học với giáo dục đại học, giữa
khoa học vối sản xuất, đưỢc biết đến vối khái niệm “nghiên
cứu và triển khai”. Tuy nhiên, cần phát triển cân đôi giữa
nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu triển khai, cũng đưỢc biết
đến với tên gọi là “hệ thống nghiên cứu và đổi mối”.
4. Giáo dục cũng là một trong những điều kiện để xây
dựng xã hội tri thức. Nó là một trong những nguồn lực
chính sản sinh ra thông tin và tri thức. Nhưng hiện nay
trên thế giối đang xuất hiện một xu hướng gia tăng việc
thương mại hoá tư nhân hoá thông tin và tri thức, từ đó thị
trường cũng bắt đầu phát triển mạnh ở địa hạt giáo dục.
Mặc dù truyền thống giáo dục đã có những trường đại học
tư thục nổi tiếng và có uy tín hàng đầu thế giới, như Đại
học Harvard tại Cambridge (trường đại học cổ xưa nhất
ở Hoa Kỳ), tuy nhiên, trong cộng đồng quốc tế hiện nay
cũng đang có một luồng ý kiến - nhân danh xã hội tri
thức - phản đôl hoặc tỏ ra dè dặt với xu hưống này, bởi lẽ
nó có nguy cơ dẫn đến 'sự phân hoá các trường đại học và
sự quan tâm lệch lạc giữa các bộ môn khoa học: xuất hiện
xu hưống tập trung vào các ngành công nghệ sinh lợi mà
bỏ qua các ngành khoa học cơ bản và các ngành khoa học
nhân văn. Trước tình hình đó, nước ta cũng cần phải thận
trọng, và nếu có ý định đưa ra một chủ trương như vậy, đặc
263