Page 263 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 263
các biện pháp cụ thể để thực hiện chủ trương đó. Chúng ta
cần biết rằng để kéo dài tình trạng này càng lâu thì xã hội
tri thức càng chậm phát triển ở nước ta. Và chúng tôi xin
nhắc lại, trong nghiên cứu và giáo dục, cần chú ý quan tâm
hài hoà giữa khoa học cơ bản với khoa học ứng dụng (khoa
học công nghệ), giữa khoa học kỹ thuật vối khoa học xã hội
và nhân văn.
6. Sự chia sẻ tri thức được coi là nguyên tắc mang tính
nhân quyền quan trọng nhất của xã hội tri thức. Nguyên
tắc này lại mâu thuẫn vâi quyền sở hữu trí tuệ. Xã hội tri
thức cần phải dung hoà nguyên tắc đó vối quyền sỏ hữu trí
tuệ để khắc phục được sự cách biệt tri thức và sự độc quyền
của sở hữu trí tuệ. Nhưng những chê độ và thể chế pháp lý
hiện tại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đều chưa phải
là tỐl ưu, và cộng đồng quốc tê cần phải tiếp tục xem xét để
cải íhiện hơn nữa mối quan hệ này.
7. Để xây dựng một xã hội tri thức bền vững, cộng đồng
quốc tế cần phải quan tâm giải quyết một vấn đề bức xúc
nhất hiện nay là nạn ô nhiễm môi trường, kể cả môi trường
tự nhiên lẫn môi trường văn hoá - xã hội. Khoa học và công
nghệ hiện đại cần phải có những nỗ lực quan trọng để tìm
ra các công nghệ sạch cho thiên nhiên; đồng thời có các biện
pháp quản lý các công nghệ thông tin, bảo vệ đa dạng văn
hoá, phát huy môi trường giao tiếp văn hoá trong thê giới
thực, tất cả là để bảo đảm có được một môi trường văn hoá
lành mạnh cho con người. Với tư cách là nưốc đi sau, nưốc
ta cần tránh ngay từ đầu không để lặp lại những khiếm
khuyết của các nước đi trưóc trong quá trình phát triển.
Không nên đặt mục tiêu phát triển bằng mọi giá mà không
chú ý đến các nguyên tắc của phát triển bền vững.
265