Page 262 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 262
biệt là chủ trương khuyến khích giáo dục đại học tư nhân,
thì phải xem xét hết mọi khía cạnh và hậu quả khả dĩ lâu
dài trước khi ra quyết định. Tri thức luôn phải được coi là
tài sản công cộng của toàn dân. về nguyên tắc, việc nghiên
cứu và giáo dục để sản sinh ra tri thức phải được coi là công
việc cần phải được nhà nước tài trỢ. Đặc biệt, quốc tế nói
chung và nhà nước ta nói riêng vẫn cần phải chú trọng đến
hệ thống đại học công lập. Nước Mỹ có những trường đại
học tư nhân nổi tiếng thế giới, nhưng tỷ lệ khu vực tư nhân
trong giáo dục đại học ở nưốc này lại không thuộc hạng cao
nhất (xem mục 4.C của chương II). cần chú ý đến ý kiến của
UNESCO cho rằng các nước đang phát triển không nên bắt
chưốc các trường đại học lốn của các nước phía Bắc, bởi vì
các nước đang phát triển đang còn có những hạn chế đặc
thù cần phải giải quyết.
5. Nưổc ta cần khẩn trương có các chính sách, cơ chế
và quy định cụ thể về việc kết hỢp nghiên cứu khoa học
với giáo dục đại học. (Ví dụ như Đại học Harvard là trường
đại học có truyền thống kết hỢp nghiên cứu vối đào tạo vào
loại nổi tiếng nhất thế giới, và người hiệu trưởng đầu tiên
biến Đại học Harvard thành một mô hình đại học nghiên
cứu hiện đại là TS. Charles William Eliot (làm hiệu trưởng
năm 1869-1909), người đã trở nên nổi tiếng hơn cả nhiều vị
tổng thống Mỹ thời bấy giờ) . Nếu không có nghiên cứu thì
các cơ sở đào tạo sẽ bị rút gọn thành “giáo dục bậc ba” (chơi
chữ; trong tiếng Anh, “tertiary education” đồng nghĩa với
“higher education”), tức là một sự tiếp nối giáo dục của bậc
tiểu học và bậc trung học. về việc kết hỢp nghiên cứu với
đào tạo, chúng ta đã có chủ trương, nhưng tiếc thay, trong
một thòi gian dài chúng ta vẫn loay hoay chưa tìm ra đưỢc
264