Page 255 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 255

rất  khiêm  tôh.  Tuy  nhiên,  chúng  ta  có  lý  do  để  tin  tưởng
          rằng, với những cơ sở chính trị,  pháp lý và công nghệ thông

          tin  như  đã  nêu  trên,  chúng ta  có  thể hy vọng rằng ngành
          thương mại điện tử của nước ta sẽ có điều kiện để phát triển.
              Nhìn chung, nếu so sánh trên toàn cầu thì những thành
          tựu phát triển trên đây của chúng ta vẫn đứng ở hàng rất
          thấp. Mặc dù chúng ta đã đạt đưỢc tốc độ tăng trưởng mạnh,
          nhưng chưa tạo ra được những bước nhảy vọt đủ cao để có
          thể bắt kịp đưỢc trình độ phát triển trung bình của thế giới.
          Dù sao chúng cũng cho thấy công cuộc phát triển của chúng
          ta đang trong chiều hướng đi lên.
              Đứng từ góc độ của xã hội tri thức, mức độ tăng trưởng
          của chúng ta chưa có tỷ lệ hàm lượng tri thức cao. Người ta
          tính rằng trong mười năm qua, ở một số nước APEC, trong
          mức  tăng trưởng kinh  tế bình  quân  6,8%/năm  có  sự  đóng
          góp của vốh là 2,2%, lao động là 1,6%, và đóng góp của nhân
          tô'khoa học và công nghệ là 3%. Trong khi đó, mức đóng góp

          của nhân tố khoa học và công nghệ cho mức tăng trưởng 7%
          của Việt Nam trong giai đoạn  1996-1999 chỉ có  1,19%, còn
          mức đóng góp của nhân tô" vốn chiếm tới 4,7%'.
              Vậy  thì  nước  ta  có  triển  vọng  tiến  tới  đưỢc  xã  hội  tri
          thức không?
              Trưóc  hết  phải  khẳng  định  rằng  cộng  đồng  quốc  tế
          không  quan  niệm  xã  hội  tri  thức  là  một  mô  hình  xã  hội
          mang tính thuần túy chính trị.  Nó là sự phát triển cao của
          lực  lượng  và  trình  độ  sản  xuất,  của  các  lĩnh  vực  khoa


              1. Theo Đặng Hữu (Chủ biên); Phát triển kinh tế tri thức - Rút ngắn
          quá  trình công nghiệp hóa,  hiện đại hóa,  Sđd, tr.  291.

                                                                  257
   250   251   252   253   254   255   256   257   258   259   260