Page 389 - Di Tích Lịch Sử
P. 389
và cửa tử. Cửa sinh dành để quân lính di chuyển hằng ngày, không có gì nguy hiểm
nhưng lại được canh gác cẩn mật. Trái lại, cửa tử canh gác sơ sài.
Phía tây thành Hổ trong phạm vi khu vực thành nội còn có một hòn núi nhỏ gọi
là Hòn Mốc cao khoảng 60m, trên đỉnh Hòn Mốc có rất nhiều vật liệu xây dựng của
một công trình kiến trúc cổ.
Trên các bờ thành hiện nay vẫn còn dấu vết của các chòi canh, phía ngoài bờ
thành bắc và bờ thành đông còn có dấu tích của các hào nước như là hệ thống phòng
thủ hỗ trợ bờ thành.
Thành Hổ đã được các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu từ lâu. Sách Đại Nam
nhất thống chí mô tả Thành Hổ như sau: “Thành cổ An Nghiệp: ở phía bắc sông Đà
Diễn, thuộc xã An Nghiệp huyện Tuy Hoà, chu vi 1.400 trượng; tương truyền do người
Chiêm Thành xây, tục gọi là thành Hồ... Nay nền cũ vẫn còn...”
Đến đáu thế kỉ XX, kiến trúc sư kiêm nhà khảo cổ học người Pháp là H.Pacmentier
đã đến nghiên cứu và khảo sát thành Hồ. ông cũng là người đầu tiên mô tả và thực
hiện các bản vẽ tương đối chi tiết vể toà thành này. Phần khảo tả của H.Pacmentier
sau đó đã được ông tập hợp trong một công trình đồ sộ mang tên Thống kê khảo tả các
công trình kiến trúc Chăm ở Trung Kỳ, tư liệu này hiện nay vẫn là nguồn tư liệu tham
khảo để tìm hiểu vê' thành Hổ.
Những năm gẩn đầy, việc nghiên cứu về di tích thành Hổ đã được tiếp tục đẩy
mạnh. Trong hai năm 2003 và 2004, Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Phú Yên đã phối
hợp khai quật tại thành Hồ, tìm thấy dấu tích các công trình kiến trúc cổ vùi lấp trong
lòng đất với mật độ tương đối dày. Cuộc khai quật cũng đã thu được một số lượng lớn
các loại đồ gốm dần dụng, gốm kiến trúc, trong đó có loại đầu ngói ống trang trí hoa
văn với nhiều mô tip khác nhau. Những đẩu ngói ống này có niên đại vào khoảng thế
kỉ V đến thế kỉ VII, có kích thước và hình thức trang trí giống với đẩu ngói tìm thấy ở
một số toà thành Chàm cổ khác còn tổn tại ở miến Trung như thành Trà Kiệu ở tỉnh
Quảng Nam, thành Cổ Lũy ở tỉnh Quảng Ngãi...
Tiến hành khai quật tại bờ thành đồng đã tìm thấy nhiểu lớp đắp thành chổng
lên nhau chứng tỏ thành Hồ đã được tu bổ nhiều lẩn. Việc khai quật tại bờ thành cũng
biết được thành Hổ chủ yếu đắp bằng đất có lẫn một ít đá nhỏ, một số lớp thành được
xây bằng gạch có kích thước lớn.
Ngoài những cổ vật tìm thấy trong các đợt khai quật, nhiểu cổ vật trong phạm vi
di tích thành Hổ cũng đã được phát hiện trong thời gian qua. Gân đây nhất, vào đẩu
năm 2006 tại khu vực Hòn Mốc, 4 pho tượng cổ đã được phát hiện. Những pho tượng
này có niên đại vào khoảng thế kỉ VIII đến thế kỉ X. Đầy là những tác phẩm mang giá
trị lịch sử và nghệ thuật cao, có thể xếp vào giai đoạn sớm của nghệ thuật điêu khắc
Chămpa.
Kết quả thu được qua các lân khảo sát, nghiên cứu đã khẳng định thành Hổ được
xây dựng từ rất sớm; có thể vào thế kỉ IV và tồn tại trong khoảng 10 thế kỉ cho đến khi
người Việt bắt đầu vào đây sinh sống. Những kết quả nghiên cứu cũng đã khẳng định
giá trị nhiều mặt của di tích thành Hồ.
Một * ồ ỉ>l ticVi lịcVi sử - VẰM VioÁ Việt Nam
C 395 )