Page 392 - Di Tích Lịch Sử
P. 392
dây cháy chậm và kíp nổ. Trong khi quân ta vẫn kiên cường chiến đấu đánh bật địch
ra biển, thì một bộ phận vận chuyển thuốc nổ xuống tàu, còn một số khác đi láy dây
cháy chậm và kíp nổ. Do ta thiếu kinh nghiệm, nên phải 2 đêm cho bộc phá nổ, con
tàu mới chìm hẳn sau một tiếng nổ rung chuyển Vũng Rô, kèm ánh lửa sáng rực cùng
một cột nước bốc cao. Dưới sức ép của cả ngàn cân thuốc nổ, những mảnh vỡ của con
tàu văng khắp nơi, lên cả đỉnh núi...
Địch tiếp tục điều thêm quân đến, khiến cuộc chiến ngày càng khốc liệt. Tuy
nhiên, sau đó, trước thế địch quá mạnh, quân ta chủ trương phá vòng vây rút lui
và tiếp tục hủy số vũ khí còn lại, nhưng vì số hàng tổn của những chuyến tàu trước
chuyển vào còn quá nhiều, nên không hủy hết. ở hang Vàng, bọn địch quyết chiếm
nơi này, liền bị ta cho nổ tung kho vũ khí, khiến địch chết rất nhiểu. Sau đó, chúng tổ
chức mò vũ khí của ta ở con tàu chìm, tháo gỡ một sỗ bộ phận của tàu và mang vế Sài
Gòn mở triển lãm có cả Phó Thủ tướng ngụy đến dự, để rêu rao vê' chiến công thu hổi
vũ khí do miền Bắc tiếp tế bằng đường biển.
Từ đây, con đường vận chuyển chiến lược trên biển vốn được xây dựng kì công
và bí mật, đã bị lộ. Nhưng sự kiện Vũng Rô đã gây cho kẻ địch một sự kinh hoàng mà
sau này, Đại tá hải quân Mỹ R. Sorhesdley đã viết: “Vụ Vũng Rô khẳng định điểu đã
ngờ trong một thời gian dài nhưng chưa có bằng chứng. Số lượng vũ khí lớn bị phát
hiện đã chỉ ra, nhiểu lô hàng lớn hơn đã được chở đến bằng tàu trước đó. Sự xuất hiện
đồng thời các loại vũ khí mới cỡ 7,62mm của địch ở những vùng ven biển khác nói lên
một điểu chắc chắn là, địch còn sử dụng các vị trí khác nữa để nhận hàng chuyển bằng
đường biển”. Lịch sử Lữ đoàn 125 - đơn vị tiếp nối Đoàn tàu Không số - ghi lại: “Sau
sự kiện Vũng Rô, lực lượng hải quân Mỹ và ngụy được tăng cường tối đa cùng hàng
loạt kế hoạch phong tỏa vùng biển miền Nam đã cho thấy, tác động mạnh mẽ của sự
kiện này với chính quyển địch”.
Năm 1986, Vũng Rô đã trở thành Di tích Lịch sử cấp Quốc gia và đến năm 2001,
Bia di tích bến Vũng Rô đã được xây dựng, sau đó, Đài tưởng niệm Vũng Rô hoàn
thành, để mãi khắc ghi một sự kiện oai hùng trong lịch sử chiến tranh dân tộc.
‘ ông là người có công rất lốn trong việc giải cứu luật sư Nguyễn Hữu Thọ bị Mỹ ngụy giam giữ ở Phú
Yên, đưa ra vùng giải phóng. Sau này luật sư Nguyễn Hữu Thọ trở thành Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Dân tộc
giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đổng Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
Một tồ M ticll lịcll - VẰM tlOẢ Việt NAtM
c 398 )