Page 397 - Di Tích Lịch Sử
P. 397

nổi. Trước nguy cơ sụp đổ của chế độ tay sai bù nhìn, tháng 2/1965, đế quốc Mỹ đã vội
     vã đưa quân vào nhằm cứu vãn tình thế.
         Sáng ngày 8/3/1965, đại đội đầu tiên của Tiểu đoàn 3 thuộc Lữ đoàn Thủy quân lục
     chiến số 9, Sư đoàn 1 Lứih thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ lên Đà Nắng. Đến ngày 7/5/1965, lực
     lượng của Sư đoàn Lính thủy đánh bộ số 3 của Mỹ đổ bộ lên xã Kỳ Liên sát cảng Kỳ Hà
     (Quảng Nam). Chúng đã đuổi dân 2 xã Kỳ Liên, Kỳ Hà (nay là 2 xã Tam Quang và Tam
     Nghĩa của huyện Núi Thành) đi nơi khác, lấy đất xây dựng căn cứ Chu Lai, đổng thời triển
     khai lực lượng chiến đấu, mở nhiều cuộc càn quét nhằm tạo vành đai bảo vệ căn cứ này.
     Ngày 17/5/1965, quân Mỹ đưa một đại đội đến đóng ở Núi Thành; biến Quảng Nam và
     thành phố Đà Nẵng trở thành nơi đẩu sóng ngọn gió của phong trào chống Mỹ.
         Núi Thành là tên của một cụm đổi trong dãy đồi đá trọc, đó là một địa bàn chiến
     lược quân sự, nằm ở xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành (trước là huyện Tam Kỳ), ở vể phía
     tây nam của tỉnh Quảng Nam, nơi tiếp giáp với đường sắt và Quốc lộ  lA, giáp với tỉnh
     Quảng Ngãi. Với chiểu dài khoảng độ 1.200m, rộng khoảng 600m và cao 50m; cách bờ
     biển khoảng 6km, cách sân bay quân sự Chu Lai 4km, chia làm 2 mõm nối liến nhau,
     đổi 49 và đổi 50, giữa hai mõm là khu Yên Ngựa dài 200m. Núi Thành có vị trí trống trải,
     thuận lợi cho việc ngự án, quan sát bảo vệ căn cứ Chu Lai và khống chế các vùng giải
     phóng phía tầy -  Nam (Kỳ Sanh, Kỳ Trà...), kiểm soát tới vùng biển Kỳ Hà... Vì thế Mỹ
     chọn đây làm nơi đóng quân để thực hiện các âm mUu trên. Tại Núi Thành, địch bố trí
     một đại đội Mỹ, khoảng gẩn 200 tên; vũ khí trang bị hiện đại... Chúng thiết lập khu công
     sự kiên cố, có hẵm ngầm, giao thông hào và những hàng rào thép gai bao bọc.
         Trước tình thế mới, tháng 5/1965, Trung ương Cục miền Nam và Khu uỷ Khu V
     phát động phong trào “Toàn dân hiến kế đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Bộ Tư lệnh
     Quân khu họp hội nghị quân chính tổng kết phong trào du kích chiến tranh “Quyết
     tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”,  “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”.  Hnh uỷ
     Quảng Đà, Hnh uỷ Quảng Nam tích cực triển khai chủ trương này thành một phong
     trào rầm rộ trong vùng giải phóng và vùng tranh chấp.
         Ngày 17/5/1965, Mỹ cho một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ từ Chu Lai càn quét lên phía
     tầy xã Kỳ Liên (nay là xã Tam Nghĩa), chiếm các điểm cao trên dãy núi Răng Cưa, Chúng sử
     dụng một đại đội chốt ở điểm cao Núi Thành. Đầy là một quả đổi thuộc thôn Tịch lầy (Kỳ
     Liên) dài 1.250m, rộng 600m, có 2 mõm chứih cao 50m (phía đông) và 49m (phía tây) cách
     nhau 500m. Đổi có sườn dốc thoai thoải, cây cối nhỏ thấp ngang ngực. Từ chốt điểm này có
     thể quan sát tầm xa, khống chế rộng 3 xã Kỳ Sanh, Kỳ Liên, Kỳ Khương (nay là Tam Mỹ, Tam
     Nghĩa, Tam Hiệp). Cùng với một số chốt điểm khác xung quanh, Mỹ muốn tạo nên hệ thống
     tiển tiêu bảo vệ căn cứ Chu Lai, cảng Kỳ Hà, kiểm soát Quốc lộ 1A từ An lần đến Dốc Sõi.
         Sau khi kiểm tra và căn cứ vào những đánh giá kết luận, Thường vụ Tĩnh uỷ và Ban
     chỉ huy linh đội Quảng Nam hạ quyết tâm “Tiến công diệt gọn đại đội Mỹ ở Núi Thành”.
         Công tác chuẩn bị, huấn luyện bổ sung đã xong, sáng ngày 25/5/1965, tại xã Kỳ Thạnh
      (nay là Tam Thạnh), đơn vị làm lễ xuất quân. Tại đây, đổng chí Hoàng Minh Thắng, Thường
     vụ Tinh uỷ, Chính trị viên Tĩnh đội Quảng Nam trao lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng giặc
     Mỹ xâm lược” của Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh cho Đại đội trưởng Võ


                             Một »ố w ticli lỊcli fử  -  vẲvt tioẤ Việt Mavm
                                        C   403   >
   392   393   394   395   396   397   398   399   400   401   402