Page 400 - Di Tích Lịch Sử
P. 400

chim bay, có hệ thống địa đạo dài xấp xỉ 32km được âm thầm đào suốt từ năm  1965
         đến  1969. Trong lòng địa đạo, có đoạn từng giấu đến 3 tiểu đoàn, và ước đoán có sức
         chứa 1.500 người.
             Địa đạo Kỳ Anh nằm bên dưới bãi cát trắng, trải đểu trên 9 thôn của Kỳ Anh cũ.
          Hàng chục cây số địa đạo hình bàn cờ, hình xương cá, men theo các lùm cây, tập trung
          ở các thôn Thạch Tân, Vĩnh Bình, Mỹ Cang.... Nhiều đoạn được đào xuyên qua nển
          nhà dân, thậm chí xuyên qua giếng nước, qua sông Đầm... Ngay dưới nền đình làng
          Thạch Tân còn bỗ trí cả kho chứa lương thực rộng gần 80m^. Trong những ngõ ngách
          ấy còn có sẵn các hầm cứu thương, hầm chuẩn bị tác chiến, kho vũ khí, hầm chỉ huy...
          Địa đạo  Kỳ Anh là sự sáng tạo, anh dũng của nhân dân Quảng Nam suốt từ những
          năm đáu thập niên 60 cho đến khi Tổ quốc hoàn toàn thống nhất.
              Địa đạo Kỳ Anh bắt đầu được đào từ tháng 5/1965 và hoàn thành vào năm  1967.
          Tổng chiểu dài địa đạo khoảng 32km, cứ lOm có một lỗ thông hơi, chiều rộng từ 0,5 -  0,8m,
          chiểu cao khoảng 0,8 -   Im, chiều dài các đoạn địa đạo tùy theo địa thế của mỗi thôn
          (trong lòng địa đạo có nơi rất hẹp, nhằm để phòng khi địch phát hiện miệng địa đạo,
          dùng hơi cay hay lựu đạn ném xuống, ta dễ dàng bịt kín ngăn đoạn còn lại để thoát
          tránh  thương vong).  Địa  đạo  hình  dạng  ô  bàn  cờ,  quanh  co  uốn  khúc,  nhiều  ngõ
          ngách, chạy dài men theo các lùm cây, nhiểu đoạn được đào xuyên qua nền nhà dân,
          qua giếng nước, gian bếp, trải khắp thôn xóm trong toàn xã, trong đó quy mô và sử
          dụng địa đạo có hiệu quả nhất là ở thôn Thạch Tần và thôn Vĩnh Bình.  Bởi nơi đây
          ngoài các yếu tố hỗ trỢ tự nhiên như: cây cối rậm rạp, kênh mương, đình, nhà dân liến
          kể, dưới tầng đất cát trắng còn có một lớp đất cóc (đá ong), khó bị sụp lún. Tuy nhiên
          đầu năm 1966 địa đạo mới hình thành, chưa nối tiếp liên hoàn. Khi địch càn vào làng,
          do bị lộ miệng hầm tại vườn nhà ông Khanh, địch kêu gọi đầu hàng nhưng cán bộ, dân
          quân chống trả ngoan cường, quyết liệt, địch dã man bơm chất độc xuống hầm và  11
          cán bộ, dân quân đã anh dũng hi sinh.
              Từ khi địa đạo hình thành, lực lượng của ta như 70, 72 Tinh đội, V12, V16, V18
          Huyện đội ít bị tổn thất trước sự càn quét đánh phá ác liệt bằng bom, đạn và phi pháo
          của kẻ thù. Địa đạo là thành trì vững chắc giúp quân dân Kỳ Anh trụ bám đánh địch
          mỗi khi chúng càn quét, bảo tổn lực lượng, tổ chức phản công, tập kích địch bất ngờ và
          giữ vững địa bàn xã Tam Thăng. Địa đạo là nơi ẩn nấp của các cán bộ “bất hợp pháp”
          bám trụ sát dân, nắm chắc từng địa bàn được phân công phụ trách, đáp ứng được yêu
          cầu đánh địch, bảo tồn lực lượng, giữ thế hỢp pháp giúp hai lực lượng hợp pháp và bất
          hợp pháp song song tồn tại hỗ trợ lẫn nhau. Đây cũng là nơi tổ chức sơ cấp cứu thương
          binh, nơi tiếp tế lương thực cho lực lượng vũ trang quân khu, tỉnh đội góp phần lập
          nhiều chiến công hiển hách oai hùng.
              Nhờ  có  địa đạo  Kỳ Anh  mà  nhân  dân  xã Tam  Thăng  trong  những  năm  ác  liệt
          nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước (1965 -   1975) đã giữ vững được vùng
          giải phóng, nuôi giấu, che chở lực lượng cách mạng và làm bàn đạp mở rộng tấn công
          địch. Từ địa đạo, quân ta bất thần xuất kích đánh địch rổi bí mật rút lui, gây cho chúng
          những thiệt hại nặng nể, làm  cho  địch hoang mang,  hoảng sợ.  Trong  10 nám chiến


                                 Một iố í>i tícll tịcVl sủ" -  VÃH tioÁ Việt N a w
                                            c   406  )
   395   396   397   398   399   400   401   402   403   404   405