Page 391 - Di Tích Lịch Sử
P. 391
Vũng Rô đã tiếp nhận 4 chuyến tàu cập bến an toàn, đưa được hàng ngàn tấn vũ khí đạn
dược chi viện cho chiến trường Nam Trung Bộ và Tầy Nguyên.
Vũng Rô là điểm nhấn quan trọng của con đường Hồ Chí Minh trên biển. Vì
thế, việc tổ chức tiếp nhận vũ khí được giao cho đích thân ông Trần Suyển^ Uỷ viên
Thường trực Liên khu uỷ trực tiếp chỉ đạo. Để phục vụ bến Vũng Rô, ông Trần Suyển
cho thành lập tiểu đoàn K60.
Ngày 1/2/1965, tàu 143 của thuyên trưởng Lê Văn Thêm chở 63 tấn vũ khí cùng 17
người từ Hải Phòng vào khu V. Mặc dù tàu đã được ngụy trang như một tàu khai thác
hải sản, nhưng vẫn liên tục có máy bay địch bám theo, thậm chí sà xuống rất thấp, rổi
tàu chiến địch dàn hàng kèm tàu của ta. Do đi lạc, nên mãi gần sáng 16/2/1965, tàu
mới vào được Vũng Rô.
Gần 4h toàn bộ hàng mới bốc hết, tàu quay ra thì tời neo bị hỏng. Chữa xong thì
trời đã sáng rõ, nên tàu 143 đành ở lại bến. Địa hình Vũng Rô ba bể bốn bên vách đá
dựng đứng, chỉ có cầy mọc xòe ra sát mép nước, mà tàu của ta quá to nên không nép
sát được vào chân núi, vì thế các thủy thủ và du kích vội vã chặt cây phủ lên tàu để
ngụy trang. Nhưng con tàu vẫn cứ lù lù như một khối đá nhỏ chìa ra biển, trong khi
cách đó không xa là đồn địch.
Sự cố này đã khiến cho con đường vận tải trên biển vào Vũng Rô bị phát hiện rất
tình cờ. Sáng 16/2/1965, một chiếc máy bay tải thương của địch từ Quy Nhơn vể Nha
Trang qua Đèo Cả, bất ngờ viên phi công nhìn thấy “một mỏm đá lạ nhô ra trên vách
núi phía tây Vũng Rô”, mà trước đó, hắn chưa từng thấy. Ngay lập tức, viên phi công
báo cáo vê' Bộ chỉ huy Quân đoàn 2 đóng ở Nha Trang. Chỉ một tiếng sau, một máy
bay trinh sát được điều đến Vũng Rô, do thám và chụp ảnh. Những bức ảnh được đem
so sánh với những tấm ảnh chụp trước đó, đã chỉ ra đúng là có “một mỏm đá lạ nhô ra
trên vách núi phía tây Vũng Rô” mới xuất hiện. ít phút sau, mấy chiếc máy bay các loại
của địch bay tới, thả pháo mù, rồi bom xăng xuống “mỏm đá lạ”. Lá ngụy trang cháy
hết, làm lộ ra con tàu nằm chình ình trên biển.
Phát hiện được chính xác mục tiêu, địch lập tức huy động cả máy bay, tàu chiến
và pháo binh, bộ binh tập trung tấn công Vũng Rô, bắt đầu cuộc chiến không cân
sức. Lực lượng của ta gồm thủy thủ trên tàu, bộ binh và dân quần du kích kiên cường
đánh trả, nhằiii bảo vệ đến cùng số vũ khí đã được đưa vào từ miến Bắc. Đổng thời,
du kích được lệnh nhanh chóng vận chuyển vũ khí ra khỏi Vũng Rô, vê' kho chính ở
hang Vàng. Nhưng bọn địch có ý đồ bắt sống tàu 143 và chiếm vũ khí ta cất giấu, nên
chỉ thả bom quanh tàu chứ không tiêu diệt.
Biết rõ ý đổ của địch, ông Sáu Suyển ra lệnh hủy tàu, quyết không để một khẩu
súng từ miến Bắc lọt vào tay địch. Nhưng việc hủy tàu cũng không đơn giản, khi lúc
này, do sức ép của bom, đạn, tàu đã bị nghiêng, các cửa đểu đóng chặt, không thể vào
được các khoang. Phương án ốp bộc phá ngoài tàu để phá hủy tàu được đưa ra và giao
nhiệm vụ cho ông Nguyễn Ngọc Cảnh và Dương Kính, dù ông Cảnh mới chỉ học đánh
bộc phá loại 20kg, chứ chưa đánh loại lOOkg bao giờ, trong khi ông Sáu Suyển quyết
định đưa một tấn thuốc nổ xuống tàu để hủy. Lúc này, lại thêm khó khăn là không có
Một tồ t>l ticVi lịcVi từ - VẴM VioẮ Việt X A m
c 3 9 7 >