Page 386 - Di Tích Lịch Sử
P. 386
vuông vức và cân đối. ở các góc thành có những mô đất cao, có thể là dấu vết của
các tháp canh.
Dấu vết hệ thống hào nước bao quanh khu thành hiện nay vẫn còn tương đối rõ.
Độ rộng của hào phụ thuộc vào kiến trúc của tòa thành, ở các góc thành, hào rộng từ
10 - 15m; ở phía trước và hai bên cửa thành, hào rộng từ 25 - 30m; độ sâu hiện tại của
hào là 2,5 - 3m, có điểm sầu đến 5 - 6m. Tại góc đông bắc có dấu vết một cửa nước chảy
ra bầu Vôi đến sông Vét thông với cửa biển Tiên Châu và vịnh Xuân Đài. Những tư liệu
thu được qua các đợt khảo sát cho thấy trước đây hào nước rất sâu, dưới hào là lớp bùn
dày, trổng sen, những bờ tre dày kín được trổng ở bên ngoài, tạo nên hệ thống phòng
thủ rất kiên cố.
Sau khi trở thành thủ phủ, hệ thống quan lại của chế độ phong kiến bao gổm Tổng
đốc, Tuần phủ, Bố chính, Án sát, Lĩnh binh... cũng chuyển vể đây để điểu hành các
hoạt động của hệ thống chính trị lúc bấy giờ.
Về quân sự, thời kì thủ phủ Phú Yên đặt tại An Thổ là thời kì thực dân Pháp từng bước
xâm lược nước ta và đây cũng là thời kì nổ ra cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cẩn Vương
chống thực dân Pháp của nhân dần Phú Yên từ 1885 - 1887. Đẩu năm 1886, Lê Thành
Phương giao trách nhiệm cho Lê Thành Búứi và Bùi Giảng chỉ huy 15.000 quân bao vây
tiến công thành An Thổ, làm chủ tỉnh đường một năm. Hoảng sợ trước sự lớn mạnh của
phong trào Cần Vương ở Nam Trung Bộ do Lê Thành Phương lãiửi đạo, ngày 4/2/1887,
thực dân Pháp điểu động 1.500 quân do tên đại Việt gian Trán Bá Lộc chỉ huy từ Nam Kì
kéo ra, lợi dụng súng tốt, pháo lớn để chiếm thành. Cuộc chiến giữ thành đẩy sinh tử và bi
tráng. Trước vũ khí áp đảo của giặc, nghĩa quân phải rút lui để bảo toàn lực lượng. Giặc đã
dùng gian kế bắt sống và xử chém Lê Thành Phương ở bến đò Cây Dừa ngày 20/2/1887, để
lại một bài thơ tuyệt mệnh của ông và hào khí “ninh thọ tử, bất niiứi thọ nhục” (thà chết chứ
không chịu nhục) tạc vào lịch sử. Đây chúứi là chiến công hiển hách của nhân dần Phú Yên
gắn với nhiều địa danh nổi tiếng của tỉnh hiện nay trong đó có thành An Thổ.
Về kinh tế, bên cạnh sản xuất nông nghiệp, việc An Thổ trở thành thủ phủ cũng đã
kích thích sự phát triển của thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Hiện nay chợ thành
ở cửa phía nam vẫn còn hoạt động nhộn nhịp, các làng nghề như dệt lụa Ngân Sơn,
nghề gốm Quảng Đức... dọc theo bờ sông Cái gấn khu vực thành An Thổ được hình
thành từ rất sớm và những dấu vết để lại cho thấy những làng nghề này phát triển rất
phồn thịnh trong thế kỉ XIX.
Bên cạnh dấu tích thành lũy cổ, khu vực thành An Thổ còn là một khu di tích khảo
cổ quốc gia của Việt Nam. Tại đây, sau khi tiến hành khai quật đã thu được nhiều hiện
vật với chất liệu khác nhau như; đá xây thành, ngói ống, ngói trang trí, tiển kim loại...
Đến thăm khu vực thành An Thổ hiện nay, ta có thể ghé thăm Nhà thờ Mằng
Lăng, quê hương Á Thánh Anrê Phú Yên - vị thánh tử vì đạo đẩu tiên của Việt Nam.
Đây đồng thời cũng là quê hương của cố Tổng Bí thư Trần Phú. Tháng 3/2011, tỉnh
Phú Yên đã cho khánh thành Khu di tích thành An Thổ. Khu di tích được xây dựng
trên khuôn viên gần 1.200m^ bảo vệ những di tích còn sót lại của thành An Thổ và
nhà trưng bày những di tích liên quan đến đổng chí Trần Phú.
Mệt sổ ỉ)t ticVi lỊcVi svr - VÃH VioÁ Vỉệt NAm
c 392 >