Page 385 - Di Tích Lịch Sử
P. 385
ra vào được cảng Tiên Châu. Đây chính là những lí do mà ửiôn Xuân Thạnh, xã Xuân
Thọ nằm phía bắc tỉnh đường cũ được chọn làm thủ phủ mới vào năm 1889. Từ đó,
thành An Thổ trở thành phủ lị của phủ Tuy An cho đến năm 1945.
Thành An Thổ được xây đắp dưới thời Minh Mạng, khoảng năm 1836, sách Đại
Nam thực lục chính biên của Quốc Sử quán triều Nguyễn ghi việc này như sau: “Bính
Thần, Minh Mạng nàm thứ 17, dời tỉnh thành Phú Yên ra chỗ khác, ở địa phận thôn
Long Uyên, huyện Đồng Xuân, cách lị sở cũ hơn 560 trượng. Bốn mặt thành đều dài
60 trượng, thân thành cao 8 thước 5 tấc, dày 1 trượng 5 tấc. Khi công cuộc xây dựng
xong, tiền thưởng cho quân và dân đã làm việc là 3.000 quan tiến”. Còn sách Đại Nam
nhất thống chí cũng của Quốc Sử quán triều Nguyễn ghi rằng: “Thành đạo Phú Yên:
chu vi 333 trượng, cao 8 trượng linh, mở 4 cửa, ngoài thành có hào, ở thôn Long Uyên,
huyện Đổng Xuân, thành đất, đắp từ nám Minh Mạng.”
Thành An Thổ nằm ở giữa thôn An Thổ, thuộc xã An Dân, là một địa điểm thuận
lợi vể mặt địa lí, từ đây theo sông Cái có thể dễ dàng đi ra biển hoặc ngược lên phía tầy.
Nếu theo đường bộ đi đến các địa phương trong tỉnh thuận lợi hơn tỉnh lị cũ, đáp ứng
được nhu cầu quản lí nhà nước của chính quyển phong kiến. Vê' vị trí này, Bố chánh
Đinh Nho Quang trong sớ tâu lên Vua Tự Đức đã viết: “Thẩn quan Phú Yên, nhất tỉnh
sơn thủy chi thắng vơ vu Long Uyên” (Thẩn xem trong toàn tỉnh Phú Yên, thắng cảnh
sơn thuỷ không đầu bằng Long Uyên).
Xuất phát điểm của thành An Thổ là từ dinh Trấn Biên vào thế kỉ XVII. Dinh Trấn
Biên (sau đổi là dinh Phú Yên) tồn tại từ năm 1629 đến 1832. Vào năm Minh Mạng thứ
13, nhà vua chia lại các đơn vị hành chính trong cả nước. Phú Yên là đơn vị hành chính
cấp tỉnh. Tinh đường dời vẽ thôn Long Uyên. Đến thời Duy Tân, thôn Long Uyên tách
thành hai thôn là Long Uyên và An Thổ, tỉnh đường đóng ở thôn An Thổ nên vẫn gọi
là thành An Thổ. Địa danh này nay thuộc xã An Dân, huyện Tuy An.
Theo Đại Nam nhất thống chí, thành An Thổ được xây dựng theo kiến trúc Vauban
(tên một kĩ sư trong quân đội Pháp). Thành hình vuông, mỗi cạnh khoảng 300m, cao
trên 4m (sách ghi 66 trượng, 6 thước). Tường thành được đắp bằng đất đá vôi. Đường
trên mặt thành rộng 3m, tiện cho việc cơ động phòng thủ. Thành có 4 cửa: tiền, hậu,
tả, hữu. Phía ngoài mỗi cửa có miếu thờ thổ thần. Gần cửa tả có một bẩu nước gọi là
bẩu Cửa Tả ăn thông ra sông Cái và cửa biển Tiên Châu. Mặt tiến của thành quay vể
hướng đông, mặt nam cách sông Phú Ngân (nhánh sông Cái) khoảng 400m, mặt bắc
cách sông Vét (sông Con) khoảng 150m và được xây dựng theo quy chuẩn của triều
đình lúc bấy giờ. Những tòa thành kiểu này vừa mang chức năng là trung tâm chính
trị nhưng đổng thời cũng là căn cứ phòng thủ quân sự. Bao quanh bên ngoài là chiến
hào, tiếp đến là thành ngoại, thành nội ở vào vị trí trung tâm của khu thành và bên
trong thành nội là nơi đặt công đường làm việc của bộ máy quan lại.
Kết quả khảo sát ở di tích này cho thấy các bờ thành ngoại ở 4 mặt đểu có độ
dài tương đương nhau, xấp xỉ 300m. Các bờ thành có bình diện không phải là một
đường thẳng mà cấu tạo bẻ khúc, lõm vào ở đoạn giữa và dôi ra ở hai đẩu. Vì các
bờ thành đều có bố cục và độ dài giống nhau liên nhìn vể tổng thể khu thành rất
Một 5 ố 5>s tích lịcVi sử - VÀM VtoÁ Việt
c 391 >