Page 383 - Di Tích Lịch Sử
P. 383
thập phương cảm giác như đang đứng ngắm một thảo nguyên thu nhỏ trong những
bức danh họa cổ điển lúc trời quang mây tạnh, nắng hanh nhẹ.
Còn phía nam, trước mặt chùa là con sông cái Ngân Sơn - Phú Mỹ bao bọc tựa
một dải lụa bạc trong nắng ban mai. Chùa có tổng diện tích khoảng S.OOOm^, phía tây
là nơi xây dựng tháp thờ các vị hoà thượng khai sáng và trụ trì. Trong số đó có một
ngôi thật đổ sộ, những ngôi khác nhỏ hơn. Duy có điểu bia hiệu của mộ tháp đã bị
rêu phong xói mòn che phủ không còn đọc được chữ khắc. Riêng ngôi tháp của Đại
sư Thiện Tu viên tịch được xây theo kiểu mẫu những mộ tháp của phái Đại thừa, đặc
trưng của Campuchia, Thái Lan, dáng tháp có nhiểu vòng tròn lớn nhỏ chồng lên
nhau trông như những vòng hào quang của Phật pháp.
Ngoài ra, trong chùa có quả Đại hổng chung nặng 330kg do Hoà thượng Pháp
Ngủ đúc tại Kinh đô Phú Xuân.
Cảnh trí của chùa rất đặc sắc, xung quanh là núi cao và rừng rậm âm u, phía dưới
là dòng sông lớn. Con đường thiên lí Bắc - Nam chạy ngang giữa cảnh núi sông này.
Khí thiêng sông núi tụ hội, chùa Từ Quang trở thành căn cứ của nhiều cuộc khởi
nghĩa, là điểm tụ hội của văn thần yêu nước. Những năm 1885 - 1887, vua Hàm Nghi
xuống chiếu Cần Vương kêu gọi sĩ phu yêu nước cùng mưu việc lớn. Tại Phú Yên,
phong trào này do Lê Thành Phương lãnh đạo, các nhà sư của Bạch thạch Từ Quang tự
cũng tham gia. Chùa trở thành pháo đài cho đạo quân của phó tướng Bùi Giảng ngăn
chặn quân Pháp đổ bộ từ cửa biển Tiên Chầu vào.
Đến thăm chùa Đá Trắng, du khách còn có cơ hội thăm mộ người anh hùng dân tộc
này và viếng đền thờ ông dưới chân núi Đá Chồng. Đây cũng là Di tích Lịch sử - Văn
hoá cấp Quốc gia tại tỉnh Phú Yên.
Sau khởi nghĩa Lê Thành Phương, vào những năm 1900, chùa Đá Trắng là căn cứ
chỉ huy của cuộc khởi nghĩa Võ Trứ và Trẩn Cao Vân. Võ Trứ người tổng Kỳ Sơn, phủ
Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Định cư tại phủ Đổng Xuân, dựa vào thế núi rừng hiểm
trở, dân cư đổng lòng, Võ Trứ mặc áo nhà sư kêu gọi sĩ phu khởi nghĩa. Rằm tháng Bảy
năm Đinh Dậu (1897), để che mắt thực dân, Võ Trứ cùng Trẩn Cao Vân tổ chức một
cuộc họp quan trọng tại chùa Đá Trắng bàn định, dương cờ khởi nghĩa.
Như vậy, chùa Đá Trắng là di tích lịch sử gắn với các cuộc khởi nghĩa anh dũng
của nhân dân ta trong buổi đầu chống Pháp, chứng minh tinh thần yêu nước và ý chí
quật cường của nhân dân Phú Yên nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung.
Chùa Đá Trắng được vua ban Sắc tứ vào năm 1889, đến năm 1929 chùa bị hỏa hoạn
cháy rụi và được đông đảo bà con phật tử khắp các tỉnh miền Trung quyên góp xây dựng
lại. Đến năm 1988, chùa Đá Trắng trùng tu lần nữa. Hiện trong chùa còn giữ một bảo vật
là khuôn Đại Hổng nặng 330 cân, do Hoà thượng Pháp Ngũ đúc tại kinh đô Phú Xuân
năm 1915 và nhiều tượng phật cổ hàng trăm năm tuổi.
Chùa Đá Trắng - Chùa Từ Quang được công rửiận là Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp Quốc
gia của Phú Yên vào năm 1997. Cứ ngày 11 tháng Giêng hàng năm, nhân dân địa phương Phú
'Vẽn rà nhón dân khắp nơi trong cà nước lại nô nức vê' tham dự hội chùa Đá Trắng với các hoạt
động văn hoá, văn nghệ, lễ hội đem lại sự may măn và bình an ừong năm mới.
Môt số w tícVi lịcVi svf - VẰM VioÁ Viổt X A m
c 389 >