Page 378 - Di Tích Lịch Sử
P. 378

lượng vũ trang Nhân dân Pinăng Tắc, Pinăng Thạnh, Chamaléa Châu... Đặc biệt, anh
         hùng Pinăng Tắc, với trận đánh “bẫy đá” đã đi vào huyền thoại lịch sử đấu tranh của
         dân tộc, viết lên một huyền thoại cho tộc người Raglai.
             Bẫy đá mang tên người anh hùng Pinăng Tầc nằm trên địa bàn thôn Hành Rạc 2, xã
          Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, có độ cao khoảng gần 300m so với mặt nước
         biển; cách trung tâm thành phố Phan Rang -  Tháp Chàm khoảng 70km vế hướng tây bắc.
          Anh hùng Lực lượng vũ trang Pinăng Tầc sinh năm 1910 tại xã Phước Thành, huyện Bác
         Ái, tham gia cách mạng năm 1946. Trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước, ông tổ chức lãnh
         đạo nhân dân xã Phước Thành phá bỏ ấp chiến lược Bà Râu trở về sống với núi rừng ủng
         hộ lực lượng cách mạng kháng chiến, ông vận động nông dần liên kết thành những tổ vần
          đổi công giúp nhau tăng gia sản xuất nhiều lương thực, thực phẩm nàng cao đời sống gia
          đình và ủng hộ bộ đội Ama Hổ (Cha Hồ) án no đánh thắng giặc Mỹ. Gia đình ông đã ủng
         hộ cho cách mạng 130 giạ bắp và đóng góp 90.000 cầy chông, ông chiến đấu dũng cảm,
         bảo vệ cán bộ an toàn, thương yêu giúp đỡ nhân dân, được đông bào Bác Ái tin yêu.
             Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ được kí kết đã công nhận độc lập chủ quyến
          toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam và các nước trên bán  đảo  Đông Dương.  Tuy
          nhiên, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm ở Mỹ vê' miền Nam Việt Nam làm thủ tướng, xây
          dựng bộ  máy nguy quyển thân Mỹ, thành lập  quân đội quốc  gia do  Mỹ huấn luyện
          và trang bị. Bước đầu thực hiện chiến lược của đế quốc Mỹ, chúng đã tàn sát tàn bạo
          những người yêu nước, ở  căn cứ Bác Ái, địch muốn bóp chết phong trào cách mạng.
              Trước tình hình đó, ông Pinăng Tắc đã kịp thời vận động, tuyên truyền, giáo dục
          đổng bào đê' cao cảnh giác, thực hiện ba không “không biết, không nghe, không thấy”,
          tuyệt đối giữ bí mật để bảo vệ, nuôi giấu cán bộ cách mạng. Đến giữa năm 1957, địch
          đẩy mạnh chiến lược “thượng du vận” trên vùng căn cứ Bác Ái, ra sức đánh phá ác liệt
          phong trào  đấu tranh  cách mạng của nhân  dân vùng Bác Ái, thành lập các khu tập
          trung, dổn dần, lập ấp.
              Tên tuổi  của anh hùng Piăng Tắc cùng bãi  đá nổi tiếng gắn với chiến công của
          nhân dân Bắc Ái vào tháng 8/1961. Trên triển đèo Gia Túc, lợi dụng địa thế hiểm trở
          một bên là vực sâu, một bên là núi cao, anh hùng Pinăng Tắc đã chỉ đạo cho quân du
          kích làm việc liên tục nhiều ngày đêm, lập được  17 chiếc bẫy đá liên hoàn trên đoạn
          đường dài hơn 500m. Phía dưới đoạn đường ông cho cắm chông, xa bẫy, mang cung
          tên tẩm độc để phục kích tiêu diệt giặc Mỹ. Vào khoảng  10 giờ, ngày  10/8/1961, ông
          Pinăng Tắc chỉ huy đoàn quần du kích phục kích giặc Mỹ trên đường đi tuần tiễu. Chờ
          cho  chúng đến gần,  quân du kích đổng loạt cho  sập bẫy,  đá trên  núi cao  đổ xuống,
          chúng hoảng hốt bỏ chạy thì lại bị tên ná bắn ra, đạp phải chông, mắc bẫy gài sẵn khiến
          cho cả trăm tên giặc phải bỏ mạng tại nơi này. Từ sau trận đánh này bọn địch không
          dám càn quét, lùng sục sâu vào căn cứ của ta, chúng cũng từ bỏ âm mưu gom dân vê’
          các khu tập trung. Có tên thoát chết trở vê' khiếp sỢ nói rằng: “Lẩn đó không phải chỉ
          nhân dân đánh chúng tôi mà cả cầy rừng, bẫy đá, hầm chông đểu đánh chúng tôi”. Nhờ
          vậy, nhân dân có điều kiện tổ chức sản xuất và xây dựng, củng cố các phong trào, củng
          cổ căn cứ Bác Ái.


                                 Môt số ^i ticli lỊcti svf -  VẰM VioÁ Việt MAm
                                            c   384  )
   373   374   375   376   377   378   379   380   381   382   383