Page 375 - Di Tích Lịch Sử
P. 375

là Thiên Y Thánh Mẫu Ana) là vị nữ tìiần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người
       tạo dựng ra trái đất, sản sinh gỗ quý, cây cối và lúa gạo. Bà có 97 chổng, trong đó chỉ một
       mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn cả. Bà có 38 người con gái,
       tất cả đểu hoá thân thành nữ thần, trong đó có ba người được người Chăm chọn làm thần
       bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới ngày nay là Po Nagar Dara -  nữ thẩn Kauthara
       (Khánh Hoà); Po Rarai Anaih -  nữ thần Panduranga (Ninh Thuận) và Po Bia Tikuk -  nữ
       thần Manthit  (Phan Thiết).  Tương truyền,  tượng bà Thiên Y Thánh Mẫu Ana theo túi
       ngưỡng phồn thực của người Chăm không có quẩn áo. Tượng Po Nagar hiện nay được
       cách điệu, nữ thần ăn mặc theo kiểu Phật.
           Ngôi tháp bằng gỗ trước kia thờ nữ vương Jagadharma (công chúa Tchou Koti hay
       Thiên Y Thánh Mẫu) (cai trị Lâm Ấp từ năm 646 đến năm 653) được Prithi Indravarman
       cho xây dựng lại bằng vật liệu cứng tại Aya Tră (Nha Trang), trên một ngọn đồi cao cạnh
       cửa sông Cái (xóm Bóng)  để thờ tượng nữ thần Bhagavati (bằng vàng). Năm 774, quần
       Nam Đảo (Java, Indonesia) vào cướp phá. Đền Po Nagar bị quần Nam Đảo phá hủy, sau
       đó được Satyavarman cho dựng lại bằng gạch, năm 784 hoàn thành và tổn tại cho tới ngày
       nay, nhưng cũng đã bị hủy hoại một phẩn đáng kể. Sau này, quốc vương Harivarman I và
       con trai ông là Vikrantavarman III có thể đã lấn lượt xây dựng thêm 5 tháp nữa.
           Nhóm tháp Chàm được xây dựng và tu bổ qua nhiểu thời kì từ thế kỉ VII đến thế kỉ
       XII. Tháp  Bà có thể do Quốc vương Hoàn Vương Quốc hay Panđuranga (758 -  859) là
       Harivarman I xây dựng vào khoảng những năm 813-817. Trải qua mưa nắng của thời gian,
       tháp đã bị hư hại nhiều. Thời Pháp thuộc, trường Viễn Đông Bác Cổ đã tổ chức tu sửa, dùng
       gạch xây lại nhiểu phần và đắp một số tượng lên thân tháp. Trong thời kì chiến tranh, nhiểu
       hiện vật quý giá của khu tháp đã bị mất cắp nên hiện nay không còn được nguyên vẹn.
           Tổng thể kiến trúc của Ponagar đi từ dưới lên trên gồm 3 tầng. Tầng thấp ngang mặt
       đất bằng là ngôi tháp cổng (nay không còn nữa). Từ đấy có những bậc thang bằng đá
       dẫn lên tâng giữa. Tang giữa hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi
       bên 5 cột có đường kính hơn Im và cao hơn 3m. ở  hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ
       và thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn  Im. Dựa vào cấu trúc này,
       người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà rộng lớn có mái ngói, là nơi để khách hành
       hương nghỉ giải lao và sắm sửa lễ vật trước khi lên dâng cúng ở các điện bên trên. Từ
       tẩng giữa này lại có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn lên tẩng trên cùng. Tẩng
       trên cùng là nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp chính.  Bậc thang
       bằng đá ong thấy hiện nay ở phía nam tháp Bà rộng lớn hơn được xây vào thập niên 60
       (thế kỉ XX) do nhu cầu du lịch gia tăng.
           ở  tẩng trên có hai dãy tháp được bao quanh bởi bốn bức tường đá mà nay chỉ còn
       lưu lại tường phía tây và nam. Dãy tháp phía trước có 3 ngôi, dãy phía sau vốn có dấu
       vết của 3 ngôi tháp khác chạy song song với nhau (nhưng nay chỉ còn một). Cả 4 tháp
       còn lại được xây dựng theo kiểu tháp của người Chăm, gạch xây rất khít mạch, không
       nhìn thấy chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay vể hướng đông. Mặt
       ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ, đấu. Trên đỉnh các trụ thường đặt gạch trang trí hoa
       văn hình vòm tháp, trông như chiếc tháp nhỏ đặt lên một tháp lớn. Trên thân tháp còn

                              Một sẠ t»i ticli lỊcVi svV -  VẲM lioÁ Việt NAm
                                         ( 3 8 1   )
   370   371   372   373   374   375   376   377   378   379   380