Page 373 - Di Tích Lịch Sử
P. 373
Trước hoàng cung là một sân gạch lớn - sân chầu - nơi các quan văn võ trong
tỉnh đứng chầu khi có lễ lớn. Vị trí đứng được ghi vào cái bảng gỗ đặt thành hai hàng
hai bên, theo thứ tự từ cửu phẩm lên nhất phẩm. Giữa hoàng cung đặt một bệ gỗ lớn
3 tầng, mỗi tầng cao hơn 0,2m. Trên cùng đặt một ngai vàng.
Bên trái hoàng cung là dinh Tuần vũ, sau đó là dinh Án sát, và sau nữa là dinh
Lãnh binh, phía dưới là dinh quan Tham tri. Ngoài ra, trong thành còn có một dãy
nhà kho đồ sộ chiếm hàng ngàn mét vuông và một nhà lao xây tường đá cao kiên cố.
Trải bao biến thiên lịch sử, bao biến cố thiên nhiên, thành Diên Khánh không còn
nguyên vẹn như trước, nhưng những gì mà thành Diên Khánh còn giữ lại được tới
hôm nay vẫn khiến ta hình dung được dáng vẻ nguyên sơ vể vòng thành khép kín với
hào nước bao quanh. Đặc biệt nhất là các cổng thành hẩu như còn nguyên vẹn. So với
những thành quách xây dựng cùng thời, trừ thành Huế, thành Diên Khánh vẫn giữ
được hình dáng từ gần 200 năm nay.
Bên cạnh tòa thành nổi tiếng này là nhà thờ Hà Dừa - cách cửa Tầy 200m. Đây
cũng là một công trình có giá trị lịch sử vì được xây bởi các nhà truyền đạo vào nàm
1800 và gác chuông được xây thêm vào năm 1917 bởi người Pháp.
Nói đến thành Diên Khánh, không thể không nhắc tới Văn miếu Diên Khánh -
được dựng lên để thờ Đức Khổng Tử. Văn miếu được xây dựng vào năm 1864 trên
một khu đất cao ráo nhất trong vùng, có diện tích rộng gần l.SOOmL Văn miếu có tấm
bia đá khắc tên những người đỗ đạt cao trong các khoa thi, những ông cử, ông tú thời
ấy như Nguyễn Khanh, Lê Thiện Kế, Lê Nghị, Lê Viết Tạo. Ngoài việc lấy đạo học làm
người quân tử, nhiều người đã đem lòng yêu nước, ủng hộ phong trào Cẩn Vương
chống Pháp hồi đầu thế kỉ XX. Kết hỢp với thành cổ Diên Khánh, nhà thờ Hà Dừa; nơi
đầy hứa hẹn sẽ là một điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Khánh Hoà.
Một số ticVi lỊcti ỉừ - VẲM VioẮ Việt NAm
C 3 79 )