Page 369 - Di Tích Lịch Sử
P. 369

Đài Điện Hải do Nguyễn Văn Thành xây dựng lại không phải ở vị trí hiện nay mà
       nó nằm gần sát bờ biển để kiểm soát tàu thuyền ra vào và trấn giữ Đà Nẵng. Mặc dù
      đài đã từng được cắm cọc, kè đá nhưng do kĩ thuật xây dựng chưa tốt, lại thêm sóng
      biển ầm ầm ngày đêm xói mòn làm cho đài sụt lở dẩn. Đài này chỉ tổn tại được trong
      vòng  10 năm và đến năm  1823 vua Minh Mạng phải cho xây lại vì nhà vua đã nhận
      thấy “đài đó là để giữ vững bờ biển, làm mạnh thế nước”. Chính vì vậy, vua Minh Mạng
       rất chú trọng đến việc xây dựng đài Điện  Hải trở thành một thành lũy kiên cố.  Đài
       Điện Hải lẩn này được xây dựng cao 12 thước, ngoài quách cao 7 thước, có một kì đài,
       7 đại bác, trong đài có dựng nhà quân trú phòng và kho thuốc đạn. Năm Minh Mạng
       thứ 15 (1835) đài Điện Hải được đổi tên thành thành Điện Hải và năm Thiệu Trị thứ 7
       (1847) thành được xây dựng mới, lớn hơn, chu vi  139 trượng, cao  11 trượng 2 thước,
       hào sâu 7 thước, có 2 cửa, cửa chính nhìn xuống sông Hàn, cửa phụ ở phía nam,  1 kì
       đài, 30 ụ súng lớn. Thành được xây bằng gạch, do kĩ sư Olivier Puymanuel người Pháp
       thiết kế theo kiểu Vauban, thành hình vuông có bốn góc lồi, được bao bọc bởi hai lớp
       tường, giữa có hào sầu, muốn vào thành phải đi qua chiếc cầu bằng gạch bắc ngang
       qua hào.
           Thành Điện Hải là một pháo đài kiên cố trấn giữ Đà Nẵng. Theo đánh giá và miêu
       tả của một sĩ quan Pháp tham chiến trong trận đánh Đà Nẵng, ghi ngày 20/11/1858
       đã nói vê' thành Điện Hải như sau: “Pháo đài phía tây và các công sự khác được sửa
       chữa lại khá hoàn hảo. Pháo đài này từng được trang bị đại bác cỡ lớn bằng sắt và bằng
       đồng.  Đại bác bằng đổng được đặt trên giá súng cao. Trang bị pháo binh của họ rất
       hoàn chỉnh và tốt hơn nhiều so với gì tôi thấy ở Trung Hoa.  Pháo đài phía tây gổm
       một xưởng pháo binh lục chiến, những đại bác bằng đồng cỡ 6 và 9, giá súng đặt trên
       những bánh xe cao rất phù hợp với đường sá gổ ghê' của xứ này... Cách bố trí hào luỹ
       và súng ống nói trên chứng tỏ chính quyển An Nam chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc
       chiến sẽ phải xảy ra...”.
           Chiếu ngày 31/8/1858, mượn cớ vua Tự Đức sát hại và ngược đãi các giáo sĩ để
       xâm chiếm nước ta, liên quân Pháp và Tây Ban Nha với nhiểu chiến hạm trang bị vũ
       khí tối tân và trên 2.000 quân lính dưới quyển chỉ huy của Rigault de Genouilly đã tiến
       đến cửa Hàn. Pháp đánh Đà Nẵng, thành Điện Hải cũng như các căn cứ phòng thủ của
       quân ta tại Đà Nẵng đã nằm trong mục tiêu pháo kích của địch. Trong 2 lần liên quân
       Pháp -  Tây Ban Nha đánh Đà Nẵng, chúng đã tấn công thành Điện Hải 3 đợt.
           Cuộc chiến đấu của nhân dân ta tại thành Điện Hải gắn liền với tên tuổi của những
       vị anh hùng dân tộc, những vị tướng tài giỏi của triều đình nhà Nguyễn trong đó có
       Thống chế Lê Đình Lý, anh hùng Nguyễn Tri Phương.
           Thống chế Nguyễn Tri Phương cho xây đắp thành luỹ kiên cố để ngăn chặn quân
       địch  từ  phía biển và cùng  Tham  tá  quân vụ  Phạm  Thế Hiển  cho  đắp  phòng tuyến
       Liên Trì vào tháng  12/1858, gồm một hệ thống đổn, luỹ dài 3km dọc hữu ngạn và tả
       ngạn sông Hàn, khu vực Đà Nẵng, trên đó đặt các vọng lâu và xích hậu để ứng cứu
       cho nhanh chóng, kịp thời.  Sau khi đổn Liên Tri dược xày vào tháng  1/1859, Thống
       chế Nguyễn Tri Phương cho đắp một luỹ đất chạy từ thành Điện Hải bao quanh các


                              Một tố í>i tích lỊch svf -  VÃM VioÁ Việt N íini
                                         (   3 75   )
   364   365   366   367   368   369   370   371   372   373   374