Page 364 - Di Tích Lịch Sử
P. 364

Nổi bật trong Khu di tích K20 là di tích chùa Khuê Bắc.
              Từ năm  1965 đến năm  1975, nhân dán Đa Mặn dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đa
          Mặn và Quận uỷ Quận 3 đã dùng chùa này làm nơi đấu tranh chính trị trực diện với
          kẻ thù, phá tan những ầm mưu dụ dỗ, giành dân, lấn đất của địch...  làm nên những
          sự kiện lịch sử, những thắng lợi của nhân dân Đa Mặn.
              Đẩu năm  1965, quân nguy gồm lính và cảnh sát đã kéo đến Đa Mặn đốn thông,
          cày ủi đất đai, nhằm mở rộng vành đai chiếm đóng để ngăn chặn lực lượng cách mạng
          đi lại hoạt động. Trước tình hình đó, đổng chí Nguyễn Duy Hưng, Ihường vụ Tĩnh uỷ
          Quảng Nam -  Đà Nắng và đổng chí Đặng Tiến, Thường vụ Thành uỷ Đà Nắng chỉ thị
          cho chi bộ Đảng Đa Mặn phải bằng mọi cách ngăn cản sự phá hoại của địch. Chi bộ
          bố trí cho cơ sở là ông Nguyễn Tín (người giữ chùa)  đánh trống triệu tập dân ra sân
          chùa đấu tranh, cuối cùng bọn địch ngừng chặt phá thông, cày ủi đất đai và bỏ số cây
          thông đã đốn lại cho nhân dân.
              Nơi đây năm  1969, khi được tin Bác Hồ qua đời, đổng chí Nguyễn Hạnh, Bí thư
          Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, là đảng viên, tổ trưởng biệt động Quận 3,
          được sự chỉ đạo của đổng chí Nguyễn Thị Thi, bí thư chi bộ Đa Mặn, nhân ngày sinh
          hoạt gia đình phật tử vào lúc  14 giờ ngày thứ bảy (8/9/1969), đổng chí Hạnh đã làm
          lễ truy điệu Bác và phát khăn tang cho gẩn 100 người dân và nhân dân đã để tang Bác
          trong 3 ngày. Khẩu hiệu “Quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn” được khắc
          sâu trong lòng nhân dân Đa Mặn, thể hiện quyết tâm kháng Mỹ đến cùng.
              Mùa xuân năm  1975, trong không khí sục sôi của những ngày Tổng tấn công và
          nổi dậy giải phóng miền Nam, sáng ngày 29/3/1975  nhân dần K20 phối hỢp với lực
          lượng vũ trang Quảng Đà đổng loạt nổi dậy tấn công vào tất cả các cơ sở của Mỹ ngụy
          trên địa bàn. 9 giờ sáng cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã được
          cắm trên sân bay Nước Mặn, báo hiệu sự thắng lợi hoàn toàn của quân dần khu căn
          cứ, hoàn thành xuất sắc sự nghiệp giải phóng dân tộc với vai trò và chức năng là một
          căn cứ kháng chiến trong lòng địch.
              Ẩn sâu trong lòng đất là những kí ức đã trở thành huyền thoại. Đây có thể xem là
          một biểu tượng sống động của ý Đảng -  lòng dân. Hơn 35 năm kể từ sau thời khắc lịch
          sử lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên căn cứ sân
          bay Nước Mặn của địch, căn cứ lõm K20 hoàn thành vai trò lịch sử của mình; người
          dân K20 lại bắt tay vào lao động sản xuất, xây dựng quê hương thời kì mới.
              Ngày nay, các hẩm bí mật ở nhà ông Huỳnh Trưng, nhà bà Nguyễn Thị Hải, nhà
          thờ Bà Nhiêu, nhà thờ tộc Nguyễn... vẫn được bảo tổn; đặc biệt chính quyển và nhân
          dân địa phương đã xây dựng được Nhà truyền thống trưng bày nhiễu tài liệu, hiện vật
          có giá trị tiêu biểu, là những trang sách lịch sử sống động phản ánh rõ nét truyền thống
          cách mạng anh hùng của nhân dân K20. Những địa chỉ đỏ, hám bí mật, chiến hào xưa
          được đưa vào các chương trình tham quan, giáo dục truyền thống. Mỗi hiện vật, mỗi
          sự tích đểu gắn liền với những con người có thật, trong đó có người đang còn sống,
          đang xây dựng cuộc sống mới ngay tại mảnh đất lịch sử này.



                                 Một » ố  ố i  tícVi lỊcVi ««■ -  VẰM VioÁ Việt
                                            C   3 7 0   )
   359   360   361   362   363   364   365   366   367   368   369