Page 361 - Di Tích Lịch Sử
P. 361

Lễ giỗ vị cố: Tiến hành vào ngày 15/10 ầm lịch, đây cũng là dịp tế thu của Vạn.
       Ngoài những nghi thức hành lễ long trọng như lễ tế xuân, còn có thêm nghi thức rước
       ông  Sanh  từ biển khơi.  Ngư  dân tổ  chức  ghe thuyền,  cờ trống ra khơi nghênh  đón
       những vị thần sống về vạn chứng kiến ngày tế lễ. Những bài văn tế Thần, Tiền hiến và
       Hậu hiển được đọc long trọng trong buổi lễ. Hiện nay Vạn An Thạnh còn lưu giữ bài
       văn tế dày 124 trang viết bằng chữ Hán cổ được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
           Trong lễ hội tế xuân và tế thu của Vạn An Thạnh, có các loại hình văn hoá dân gian
       như dần ca nghi lễ, hát chèo bả trạo... là những làn điệu cổ truyền rất độc đáo của ngư
       dân Phú Quý. Những sinh hoạt văn hoá truyến thống đó không thể thiếu trong ngày
       hội văn hoá của toàn dân. Đây là dịp để mọi người ôn lại truyển thống khai phá xây
       dựng đảo, tăng cường tình đoàn kết, mối tương thần tương ái giữa các ngư dân, củng
       cố và tăng cường sức mạnh trong sự nghiệp lao động và xây dựng đảo Phú Quý ngày
       càng sung túc hơn.
           Ngoài gần 100 bộ xương cốt là những di vật chính ở đây, Vạn An Thạnh còn nhiều
       hiện vật quan trọng khác tạo nên di sản văn hoá của ngư dân vùng đảo: bao gổm tượng
       thần “Thủy lân”, gia phả, văn tế, sắc phong, hoành phi, liên đỗi. Vạn An Thạnh là một
       trong những di tích cổ ở đảo Phú Quý được các vua triều Nguyễn phong tặng số lượng
       sắc tương đối nhiều. Có tất cả 10 sắc thần gồm những đời vua Tự Đức, Đồng Khánh,
       Duy Tân... ban. Nội dung các sắc thẩn chủ yếu ban tặng “Nam Hải cự tộc Ngọc Lân”
       và những “tướng lĩnh” giúp Nguyễn Ánh thoát nạn trên đảo khi bị quân Tây Sơn đánh
       đuổi. Vạn An Thạnh tổn tại trên 200 năm từ ngày thành lập, gắn liền với lịch sử hình
       thành  đảo  Phú Quý như một chứng nhân bao  đời của lịch  sử vùng đảo,  ở đó  chứa
       đựng  nhiều giá trị vật chất, tinh thần và cả tín ngưỡng nghề nghiệp của ngư dân đảo
       Phú Quý.
           Năm 2010, khu di tích Vạn An Thạch đã được trùng tu lại và xây dựng mới một
       Bảo tàng xương cá voi ở đầy. Có thể nói, Vạn An Thạnh như một chứng nhân bao đời
       của lịch sử vùng đảo. Những giá trị về lịch sử, văn hoá, nghệ thuật và văn học dân gian
       sẽ được kế thừa tiếp tục phát triển những điểm tốt, hạn chế và loại bỏ dần những biểu
       hiện tiêu cực trong lễ nghi để sẵn sàng chuyển giao tốt cho các thế hệ mai sau.























                               Mdt s ố  bi tlcVi lỊcVi sử -  VẰM VioẢ việt MíkVM
                                          C 367   )
   356   357   358   359   360   361   362   363   364   365   366