Page 357 - Di Tích Lịch Sử
P. 357
Đông Kinh Nghĩa Thục, có cải biến phù hợp với tình hình địa phương; giáo dục bằng
nhiều hình thức nhằm khơi dậy lòng yêu nước; vận động công cuộc duy tân đát nước;
mở mang dần trí và rèn luyện thể lực cho thanh niên. Cách giảng dạy sáng tạo của Dục
Thanh học hiệu là dạy chữ quốc ngữ, dạy thêm chữ Hán và chữ Pháp, nhưng không
phải dạy văn minh Pháp hay lịch sử Pháp mà để học sinh biết chữ Pháp; thông qua đó
giáo dục lòng yêu nước. Nội dung giảng dạy sử dụng nhiều thơ ca yêu nước và đưa thể
dục là môn rất mới thời ấy vào dạy tại trường để giáo dục thể chất cho học sinh.
Đây là nơi ghi dấu ấn của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trên
đường vào Sài Gòn đã dạy học ở đây. Tháng 10/1910, Nguyễn Tat Thành được ông
nghè Trương Gia Mô - vốn là bạn đổng liêu cũ của cụ Nguyễn Sinh sắc - giới thiệu
với Hồ Tá Bang đến Phan Thiết dạy học tại ngôi trường này. Nguyễn Tất Thành dạy lớp
nhì, chủ yếu là dạy chữ Quốc ngữ và Hán văn, ngoài ra, còn kiêm nhiệm dạy môn thể
dục. Trong thời gian này, ngoài những nội dung được phần công giảng dạy, Nguyễn
Tất Thành còn truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên cho học sinh.
Trong những giờ học ngoại khóa hay những lúc rảnh, Nguyễn Tất Thành dẫn học sinh
của mình du ngoạn cảnh đẹp ở Phan Thiết như bãi biển Thương Chánh, động làng
Thiềng, đình làng Đức Nghĩa.
Thầy Nguyễn Tất Thành rất gần gũi với học sinh, ở Dục Thanh học hiệu, thầy
Thành vẫn giữ nếp sống thanh bạch, bình dị; phù hỢp với cuộc sống thực tế bấy giờ.
Thầy Thành từ chối ở Ngọa Du Sào mà đến ăn ở chung với các thầy, trò ở nhà ngư. Thầy
Thành là một người rất ham học: học ở sách vở, ở đồng nghiệp, ở nhân dân. Những
ngày nghỉ, thầy Thành thường đến thăm dân nghèo ở bến cá Cồn Chà, thăm hỏi tỉ mỉ
từng bữa ăn, cuộc sống của bà con lao động biển nghèo; tìm hiểu cặn kẽ cách đánh bắt
cá, luyện tập đi biển, xác định phương hướng ngoài biển... Thầy Thành có nhiều sáng
tạo trong cách truyền đạt nhằm giúp học sinh hiểu bài một cách nhanh nhất. Với thể
dục là môn mới, chưa trường tư nào dạy chính thức, thẩy Thành tổ chức cho học sinh
tập điển kinh nhẹ nhằm giúp các em tránh mệt mỏi sau mỗi buổi học. Ngoài giờ giảng
trên lớp, thầy Thành thường tổ chức đi ngoại khóa: đưa học trò xem hát tuồng, dự các
ngày hội văn hoá của địa phương... Những dịp này thầy Thành thường kể chuyện lịch
sử, giới thiệu danh thắng của đất nước hoặc bình luận thơ văn, qua đó giáo dục học
trò quan niệm sống. Ngoài dạy học, mỗi sáng thẩy cùng học trò tưới cây, làm vệ sinh
trường lớp; tự rèn luyện bản thân và làm gương cho học trò. Trên gác Ngọa Du Sào
có tủ sách ông Nguyễn Thông để lại, thầy Thành đã vận động quyên góp sách, tiền để
“làm giàu” tủ sách. Thầy cũng góp tiến và một số sách quý cho trường.
Tháng 3/1911, Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh vào Sài Gòn với giấy
thông hành tên Văn Ba do Trần Lệ Chất và Hồ Tá Bang lo giúp.
Một vài năm sau, ông Nguyễn Trọng Lội qua đời, ông Nguyễn Quý Anh chuyển
vào Sài Gòn, không còn người phụ trách và vi nhiều lí do khách quan nên trường đóng
cửa năm 1912. Ngôi trường xưa Bác dạy vốn đã bị hư hỏng nhiểu. Sau ngày quê hương
được giải phóng, vị trí ngôi trường và những thành phẩn kiến trúc nội, ngoại thất được
hình thành qua các bản vẽ và được dựng lại vào những năm 1978 - 1980.
Mdt tícVi lịcVi sử - VẢM tioẮ Việt N a h i
c 363 >