Page 354 - Di Tích Lịch Sử
P. 354

chứa bộ sưu tập di sản văn hoá Hoàng tộc Chăm là nơi lưu giữ di tích của vua Pôklong
          Mơhnai là chủ yếu, ngoài ra còn một số hiện vật của các bậc vua chúa từ các thế kỉ trước.
              Trước đây người Pháp gọi bộ sưu tập này là một trong những “kho tàng của các vị
          vua Chăm”. Bộ sưu tập di sản văn hoá này được Bảo tàng Bình Thuận phối hợp với hậu
          duệ của Hoàng tộc Chăm nghiên cứu phân loại để hình thành kho mở phục vụ nhân
          dân và khách tham quan nghiên cứu từ nám  1993 đến nay.
              Sau khi phân loại, lựa chọn đưa ra tnỉng bày giới thiệu, kho mở gổm hai phòng chứih:
          phòng lưu giữ và trưng bày những hiện vật quý có giá trị vê nghệ thuật tôn giáo, như vương
          miện Vua, vương miện Hoàng hậu, bộ gươm đao, kiếm, chiết Atâu, đổ sứ cổ và những đổ
          dùng trong Hoàng cung xưa; phòng thứ hai nối liền với phòng thứ nhất, có diện tích rộng
          hơn, tại đây trũng bày một số trang phục của vua chúa Chăm có niên đại từ thế kỉ XVI -  XVII.
              Bộ sưu tập của Hoàng tộc Chăm để lại có trên 100 hiện vật, nhiểu chất liệu với nhiều
          chức năng và tác dụng khác nhau. Những chất liệu chmh như vải các loại, kim loại (đổng,
          sắt, vàng, bạc) gỗ, giấy, sứ.
              Trong số hơn  100 hiện vật được lưu giữ và bảo quản tại kho, nổi bật lên về các giá
          trị văn hoá, nghệ thuật là vương miện vua Pôklong Mơhnai được chế tác bằng vàng. Đây
          là chiếc vương miện duy nhất còn lại của các vị vua Chăm. Các nghệ nhân Chăm xưa
          đã dùng kĩ thuật chạm trổ, điêu khắc tạo lên trên mặt ngoài của vương miện nhiều tác
          phẩm nghệ thuật tuyệt tác. Trong đó Makara là hình tượng chủ đạo trên vương miện thể
          hiện uy quyền của các nhà vua Chăm. Những con Makara quấn quýt quanh vương miện
          như hình tượng đầu rồng trên vương miện của các vua Triều Nguyễn, đỉnh vương miện
          có ba đường viển gắn các hạt đá quý phát sáng. Vương miện có hình ống là đặc trưng của
          vua Chăm qua các thời kì mà chúng ta biết được nhờ chiếc vương miện này.
              Trước hết không chỉ vì chiếc vương miện được làm bằng vàng mà nó có cấu tạo lạ và
          đẹp, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá nghệ thuật và đặc tníng văn hoá Chăm. Hơn nữa nó
          đại diện cho một ông vua, tức là biểu hiện cho người đứng đầu vương quốc Chămpa trong
          lịch sử. Năm 1945, hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Việt Minh với phong trào “Tuần lễ
          đồng”, “Tuần lễ vàng”, dòng tộc bà Nguyễn Thị Thềm đã ủng hộ một chiếc vương miện hình
          ống bằng vàng ròng. Chiếc vương miện này là của vua Pôklong Khui. Ngoài chiếc vương
          miện bằng vàng, trong nhiều đợt tiếp tlieo, các gia đình thuộc hậu duệ vua Chăm còn ủng
          hộ nhiều bộ đồ tự khí bằng đổng, nồi đổng cho cách mạng để đúc súng đạn, góp phân đưa
          cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi.
              Năm 2010,  Trung tâm Trưng bày văn hoá Chăm  Bình Thuận đặt tại xã Phan  Hiệp
          (huyện Bắc Bình) có diện tích 3.500m^ đã được đưa vào sử dụng. Các hiện vật do gia đình bà
          Nguyễn Thị Thểm thừa kế và lưu giữ đã được quy tụ vê' đầy, đáp ứng nguyện vọng của đồng
          bào dần tộc Chăm Bìidi Thuận. Ngoài ra, trung tâm cũng phục chế trưng bày 387 hiện vật
          khác, cùng với 187 bức ảnh vê' đời sống, văn hoá, lao động của người Chăm qua các thời Id
          phát triển. Bộ sưu tập di sản văn hoá Hoàng tộc Chăm chứa đựng các giá trị về khảo cổ học,
          lịch sử, nghệ thuật điêu khắc và văn hoá. Đây là di sản vô cùng quý giá mà dân tộc Chăm đã
          đóng góp vào dòng chảy văn hoá -  lịch sử của Việt Nam, qua đó làm phong phú và giàu đẹp
          bản sắc văn hoá của dân tộc, đặc biệt là trong thời đại hội nhập hiện nay.

                                 Một s ố  t»i ticli lỊcli sử - VẲM lioẢ Việt Nikm
                                            c   360  >
   349   350   351   352   353   354   355   356   357   358   359