Page 351 - Di Tích Lịch Sử
P. 351

Nằm giữa thành Hoàng Đế là di tích tháp Cánh Tiên. Tháp Cánh Tiên thuộc làng
     Nam An, trên địa bàn xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Tháp này được
     xây dựng vào khoảng thế kỉ XVI, cách thành phố Quy Nhơn 27km về hướng tầy bắc.
     Tháp được xây trên một đỉnh đổi cao chừng vài chục thước, thờ bà Nữ Thẩn Y A Na.
     Tháp Cánh Tiên có bề mặt vuông, nhiều tầng, xây bằng gạch, cao gân 20m, trông xa
     giống như đôi cánh của nàng tiên đang bay lên trời. Trong sách Đại Nam  nhất thống
     chí có chép: “An Nam cổ tháp ở thôn Nam An, huyện Tường Vân, trong thành Đổ Bàn,
     tục gọi là tháp Cánh Tiên. Từ vai tháp trở lên, bốn phía đểu giống như cánh tiên nên
     gọi tên ấy”. Còn các nhà nghiên cứu Pháp, theo cách mệnh danh riêng gọi đó là Tour
     de Cuvre (Tháp Đổng).
         Theo  các  thư  tịch  cổ,  thành Đổ  Bàn  do vua Chiêm Thành Ngô Nhật Hoan xây
     từ thế kỉ thứ X, còn tháp Cánh Tiên được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ thứ XIII
     đầu thế kỉ XIV, dưới đời vua Chế Mân (Jaya Sinbavarman III). Phải chăng, đây là ngôi
     tháp Chế Mân dành tặng hoàng hậu Paramecvari, tức Huyền Trần công chúa, người
     con gái Việt cao quý đã đặt quyển lợi giang sơn lên trên hết, cùng ông kết mối lương
     duyên lịch sử. Theo nhà du khảo người Pháp Ch. Lemire đã mô tả lại “Trên mỗi cửa
     bên trong đểu có một bức tường có hình gân cung, nó giấu kín một tượng đàn bà bán
     thân nửa nổi nửa chìm, đầu đội một cái mũ rất sang, cấm trong tay một đoá hoa sen”,
     thì chúng ta có quyển hi vọng vẫn còn đâu đó trong lòng đất, hoặc trầm ẩn giữa các
      tường tháp cổ xưa, một bức tượng Huyền Trần -  Paramecvari với vương miệng hoàng
      hậu, gương mặt dịu hiền phảng phất nỗi nhớ quê hương, trên tay còn rưng rưng một
      búp sen minh triết.
         Đây là một trong những ngôi tháp điển hình cho phong cách kiến trúc Bình Định.
      Kết cấu gổm tiền sảnh và điện thờ (tiền sảnh đã bị đổ sụp). Phía ngoài thần tháp, các
      mặt tường được trang trí những cột ốp và các khung dọc nhô ra.
         Điểm đặc biệt của tháp Cánh Tiên là phần phía trong các cột ốp tường được ốp
      kín bằng các phiến đá sa thạch màu tím có chạm khắc hoa văn dây xoắn. Ngôi tháp
      được tạo dáng thanh thoát nhưng trang nghiêm. Tháp có 4 tầng thu nhỏ dẩn về phía
      trên, tầng nào cũng có 4 tháp góc trang trí, mỗi góc lại có những tầng nhỏ, tạo dáng lá
      lật nhỏ dẩn về phía trên tạo cảm giác như cánh chim đang bay, từ vai tháp trở lên, bốn
      phía đểu giống như cánh tiên bay lên nên được gọi là tháp Cánh Tiên.
         Những tảng đá chạm khắc hình đuôi phụng gắn trên các tầng tháp  giả và hình
 n    Makara, một loài thủy quái trong thẩn thoại Ấn Độ với nanh nhọn, vòi dài, trang trí ở
 )C   các góc đẩu tường tạo cho tháp Cánh Tiên một vẻ đẹp sang trọng, huyền bí.
          Khác với nhiều tháp Chăm, trang trí tháp Cánh Tiên cầu kì đến độ hoàn mĩ. Từ hệ
 ủa   thống vòm cửa với những dải hoa văn hình xoắn xếp lớp đối xứng nhau uyển chuyển
  ta,  đến các khối đá ốp cạnh được chạm khắc tinh tế tạo thành những hoa văn nối kết toát
  iẽn  lên vẻ đẹp vừa thanh thoát, trang nhã, vừa uy nghi bê' thế. Cũng có thể do vẻ đẹp duyên
      dáng mà tháp còn có tên dân gian là tháp Con Gái.
 ử vẽ     Khu di tích thành Hoàng Đế và tháp Cánh Tiên được công nhận là Di tích Lịch sử -
      Wn hoá Quốc gia theo Quyết định số  147 VH/QĐ ngày 24/12/1982 của Bộ Văn hoá.


                             Một số í>i tícVi lịcVi svr -   VẢM VioA Việt
                                        C   357  >
   346   347   348   349   350   351   352   353   354   355   356