Page 350 - Di Tích Lịch Sử
P. 350
còn sót lại đôi sư tử đá của các vua Chămpa mà Nguyễn Nhạc tiếp tục sử dụng trang
điểm cho tử cấm thành của mình.
Từ năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế đặt kinh đô tại Phú Xuân, kinh
đô Hoàng Đế chỉ còn trên danh nghĩa. Năm 1793, vua Cảnh Thịnh tiến chiếm thành
Hoàng Đế. Năm 1801, thành Hoàng Đế thuộc vê' Nguyễn Ánh do tướng Võ Tánh đóng
quân sau khi chiếm được thành từ quân Tây Sơn.
Sau khi chiếm được thành Hoàng Đế, Nguyễn Ánh đã đổi tên là thành Bình Định.
Tới năm 1814, ông cho chuyển thủ phủ từ thành Hoàng Đế về vị trí là thành Bình Định
sau này, nằm cách thành Hoàng Đế khoảng 5km vể hướng đông nam, làm thủ phủ trị
sự của vùng Quy Nhơn - Bình Định.
Ban đầu tổng thể thành được xày dựng theo hình chữ nhật, gổm ba vòng thành:
Thành Ngoại, Thành Nội và Tử Cấm Thành. Thành Ngoại có chu vi 7.400m, Thành Nội
còn được gọi là Hoàng Thành có hình chữ nhật dài 430m, rộng 370m. Bên trong Thành
Nội có Tử Cấm Thành cũng hình chữ nhật dài 174m, rộng 126m. Tuy không lớn nhưng
thành mang một nét đẹp riêng, độc đáo và đậm đà nghệ thuật kiến trúc Chămpa. Sau
khi nhà Nguyễn lên nắm quyền, thành đã bị phá hủy. Hiện nay chỉ còn một số dấu tích
cũ như: cổng tam quan, giếng vuông, tượng nghê, voi đá. Bên cửa hậu có gò Thập Tháp,
trên gò có 10 ngôi tháp Chàm. Đặc biệt có ngôi tháp Cánh Tiên cao gẩn 20m, góc tháp
có tượng rắn làm bằng đá trắng, 2 tượng voi và nhiều tượng quái vật.
Tuy trải qua những thăng trầm của thời gian, nhưng những gì còn lại của thành
Hoàng Đế vẫn thu hút, quyến rũ du khách. Đó là những tán cây xanh lá giữa khu Tử
Cấm Thành, những đoạn thành bằng đá ong độc đáo hay chiếc giếng vuông luôn đầy
ắp nước trong mát. Tất cả như một sự bí ẩn lạ kì gỢi trí tò mò của du khách.
Năm 2004, Bảo tàng Bình Định tiến hành khai quật lẩn đầu tiên trong khuôn viên của
Tử Cấm Thành, và bất ngờ phát hiện bên phải của điện Bát Giác có một hồ bán nguyệt
còn nguyên vẹn. Hiện nay, các nhà khảo cổ đang tiếp tục khai quật ở ba hố đào thám sát.
Tại hố đào sát cạnh điện Bát Giác, cả một mái hiên của cung điện này đã hiện ra.
Ngoài phần đá móng và gạch lát nển còn có một hàng cột trước mái hiên mà dấu vết
còn lại chỉ là những lỗ rỗng, ở gần đó, người ta cũng phát hiện một công trình kiến
trúc khác với những đường nét xây dựng khá tinh tế. Cách chừng 200m phía trước
cung điện là một thủy hồ. Trong lòng hồ, người ta đã tìm thấy một hiện vật hình chiếc
bát được chạm khắc rất công phu, song chưa xác định được công dụng.
Những gì thu được từ các hố đào sẽ giúp cho các nhà sử học hình dung được phẩn
nào bố cục của cả thành Hoàng Đế. Theo Đổ Bàn thành kí của Nguyễn Văn Hiển - đốc
học Bình Định năm 1856 - thì trong Tử Cấm Thành của thành Hoàng Đế, ngoài điện
Bát Giác còn có tòa chính điện, nhà thờ tổ, hai bên có dãy hành lang - nơi chấu của
các quan văn, võ... Đây là công trình kiến trúc thời Tây Sơn duy nhất còn lại ở nước ta,
quy mô lớn hơn một số công trình liên quan đến kiến trúc cung đình thời phong kiến
được khai quật trước đây.
Thành Hoàng Đế là một di tích thành quách lịch sử nhắc nhở muôn đời sau về
một thời oanh liệt của những người anh hùng áo vải cờ đào.
Một số bi tícli lịcti sử - VẢM VioẮ Việt Nikm
c 356 >