Page 347 - Di Tích Lịch Sử
P. 347

Vể mặt quân sự, Núi Bà vừa là một vị trí mang tính phòng ngự chiến lược, vừa là
     vị trí tiến công khi có thời cơ. Cho nên làm chủ được Núi Bà thì có thể làm chủ được
     Khu Đông Bình Định. Do đó Núi Bà được chọn làm căn cứ địa cách mạng của Khu
     Đông tỉnh Bình Định. Trong kháng chiến chống Pháp, Núi Bà chưa trở thành một căn
     cứ, tuy vậy nơi đây cũng đã hình thành các trụ bổ dọc ven biển để báo động cho nhân
     dân quanh vùng mỗi khi có Pháp đổ bộ. Chín năm kháng chiến chống Pháp, các cơ sở
     cách mạng Bình Định hẩu hết đểu đóng ở đây. Suốt thời gian kháng chiến chống Mỹ,
     căn cứ Núi Bà ngày càng được củng cố vững chắc, trở thành chỗ dựa cho lực lượng
     quân sự tỉnh, cũng như các huyện Tuy Phước, An Nhơn, Phù Cát và Quy Nhơn.
         Căn cứ địa cách mạng Núi Bà như một người mẹ hiền che chở và nuôi giấu lực
     lượng cách mạng trong suốt thời kì chiến tranh gian khổ. Núi Bà đã ghi nhận biết bao
     chiến công của cán bộ, chiến sĩ, ghi nhận sự hi sinh mất mát và khắc sâu tội ác của
     Mỹ ngụy đã gây ra cho nhân dân ta. Ai đã từng sống, chiến đấu ở căn cứ Núi Bà có lẽ
     không bao giờ quên được những kỉ niệm của những năm tháng chiến tranh gian khổ.
     Những địa danh như khu  10, Trạm xá Khu Đông, đồi Búp Sen, Vĩnh Hội, Hố Nhảy,
     hang Động Rừng, Sơn Rái... là những hình ảnh không bao giờ quên. Và có lẽ không
     một địa danh nào ở đây lại không mang những kỉ niệm sâu sắc đối với những người
     từng sống, chiến đấu ở trên chiến trường Khu Đông.
         Núi Bà -  căn cứ địa cách mạng của tỉnh Bình Định với 22 điểm di tích đang được
     bảo vệ gìn giữ đã được Bộ Văn hoá -  Thông tin công nhận Di tích Lịch sử -  Văn hoá
     ngày 25/1/1994 và đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh cho thành lập Để án tôn tạo Khu
     di tích.
         Nổi bật nhất trong khu vực di tích Núi Bà là chùa Linh Phong. Chùa Linh Phong
     còn gọi là chùa ông Núi, nằm ở lưng chừng núi phía nam trong dãy núi Bà thuộc thôn
     Phương Phi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
         Tương truyển vào  năm Nhầm Ngọ  (1702)  đời  chúa Nguyễn  Phúc  Chu,  có  một
     nhà sư Trung Quốc, tên tục là Lê Ban (?) đến hang đá phía đông Núi Bà để ẩn tu. Sau
     nhà sư mới đến lưng chừng núi “phát gai dại, vác đá to xây chỗ này, lấp chồ kia, kết cỏ
     làm tranh, dựng lên am nhỏ, đặt tên là chùa Dũng Tuyển”.
         Năm Quý Sửu (1733), chúa Nguyễn Phúc Chú vì mộ đức nhà sư nên ban hiệu là
     Tinh Giác Thiện Trì Đại Lão Thiền Sư, và lệnh xây cất lại Dũng Tuyền tự thành một ngôi
     chùa lớn lợp ngói, đặt tên là Linh Phong Thiền Tự.  Khi chùa Linh Phong được dựng
     kiên cố lẩn đầu, chúa Nguyễn Phúc Chú có ban cho chùa một tấm hoành và hai tấm liễn
     đối. Tấm hoành trên có khắc bốn chữ “Linh Phong Thiền Tự”, phía trái khắc chữ “Vĩnh
     Khánh, tháng Giêng năm Quý Sửu”, phía phải có khắc chữ “Quốc Chủ ngự đê”.
         Trên hai tấm liễn có khắc cầu đối như sau:
         Hải ngạn khởi lương nhân, pháp vũ phổ thiên tư Phật thổ;
         Linh Phong ngưng thoại khí,  tường vân biến địa ấm nhân gian.
         Nghĩa là:
         Bờ biển gặp duyên may,  mưa pháp khắp trời thấm nhuần đất Phật;
         Núi Linh đọng khí tốt, mây lành khắp chốn che chở người đời

                             M ệ t  5ổ  M  tlcVi lỊcH từ -  VẲM VioÁ Việt M A m
                                       c   353  )
   342   343   344   345   346   347   348   349   350   351   352