Page 345 - Di Tích Lịch Sử
P. 345

Bên cạnh cây me cổ thụ là giếng nước cổ cũng gắn liền với tuổi thơ của Nguyễn
      Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Giếng nước ở bên phải Điện Tây Sơn, đường kính
      0,9m, trước đây xây bằng đá ong và không sâu như bây giờ. Đến nay giếng nước xưa
      vẫn mát trong như ngày nào chắt chiu từng giọt nước ngọt lành nuôi lớn tâm hồn và
      ý chí anh em Tây Sơn. Sau này dần làng vét sâu thêm và xây thành giếng cao hơn mặt
       đất 0,8m để làm giếng chung cho cả làng. Cạnh Điện Tầy Sơn hiện nay là Nhà bảo tàng
       Quang Trung khang trang đã  được xây dựng.  Những người có  trách nhiệm  đã cân
       nhắc kĩ khi chọn địa điểm thôn Kiên Mỹ để xây dựng nhà bảo tàng này.
           Hiện nay, di tích Điện thờ Tây Sơn, cây me, giếng nước được gìn giữ trang trọng, tôn
      kính trong khuôn viên của khu Bảo tàng Quang Trung. Bảo tàng Quang Trung được nhà
      nước xây dựng vào năm 1978 có quy mô đổ sộ, hoành tráng, kiến trúc theo kiểu cổ, dáng
      vẻ uy nghiêm, gổm 9 phòng trưng bày các kỉ vật liên quan đến phong trào khởi nghĩa Tầy
       Sơn và Hoàng đế Quang Trung (1771 -  1789).
          Đến thăm huyện Tây Sơn, bên cạnh Di tích điện Tây Sơn, du khách sẽ được thăm
       một số di tích liên quan đến phong trào Tây Sơn như:
          Từ đường Võ Van Dũng: Võ Wn Dũng là vị tướng lỗi lạc đã có những đóng góp đối
      với phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, được phong Đô đốc rồi Đại tư khấu, Đại tư đồ, tước
       hầu, Quốc công. Từ đường Võ Văn Dũng được xây dựng trên quê hương ông -  xã Tây
       Phú, huyện Tây Sơn.
          Từ đường Bùi Thị Xuân:  Bùi Thị Xuân là một nữ tướng xuất sắc của vua Quang
       Trung, có tài luyện voi đánh giặc. Bà đã cống hiến hết mình vì sự nghiệp vẻ vang của
       phong trào khởi nghĩa Tầy Sơn. Bùi Thị Xuân hiện được thờ tại từ đường họ Bùi ở xã
       Tầy Xuân, huyện Tầy Sơn.
           Bãi Nhạn -  núi Tam Toà: Bãi Nhạn là một doi đất nhọn nằm ở đẩu cửa Cảng Quy
       Nhơn thuộc địa bàn khu 1, phường Hải Cảng. Núi Tam Tòa (còn gọi là núi Đá Đen) thuộc
       địa phận thôn Hải Minh, phường Hải Cảng, bên hữu cửa Cảng Quy Nhơn, đối diện với
       Bãi Nhạn. Trước đây từ biển, tàu thuyên muốn vào đầm Thị Nại, tiến đến thành Hoàng Đế,
       đại bản doanh của nghĩa quân lầy Sơn, kinh đô của Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc
       thì không còn con đường nào khác là phải vượt qua Bãi Nhạn và núi Tam Tòa. Do vậy Bãi
       Nhạn cùng với núi Tam Tòa giữ một vị trí chiến lược quan trọng, được xây dựng thành hệ
       thống căn cứ quân sự trọng yếu của quân lầy Sơn. Thời gian trôi qua, đến nay những di
       tích vật chất hẩu như không còn gì đáng kể, tuy nhiên với tất cả những gì đã xảy ra nơi đây,
       cùng vẻ đẹp hoành tráng của thiên nhiên, của non nước chốn này, Bãi Nhạn, núi Tam Tòa
       vẫn có sức hấp dẫn biết bao du khách đến tham quan chiêm ngưỡng.
           Bên cạnh đó là lăng Mai Xuân Thưởng được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ trên một ngọn
       đổi bên cạnh Quốc lộ 19 thuộc xã Bình Hoậ, huyện lầy Sơn để tưởng nhớ Mai Xuân Ihưởng -
       nhà yêu nước và cũng là lãnh tụ xuất sắc của phong trào Cẩn Vương kháng Pháp tại Bình Định.
       Từ trên ngọn đổi này, nơi năm xưa Mai Xuân Thưởng đã dựng cờ khởi nghĩa, khách tham quan
       có thể quan sát thấy các căn cứ kháng Pháp của nghĩa quân như Phú Phong, Tiên Thuận, Linh
       Đổng, Hương Sơn. Đã hơn một trăm năm kể từ ngày Mai Xuân Thưởng hi sinh nhưng tên tuổi
       ông vẫn sống mãi trong lòng người dân Bình Định, trong lòng nhân dần cả nước.


                              Một »ố bi Ucli lịcVi tử -  vÃti lioẮ Việt N aw
                                         c   351  )
   340   341   342   343   344   345   346   347   348   349   350