Page 356 - Di Tích Lịch Sử
P. 356
Trường Dục Thanh được sáng lập nên bởi các văn thân yêu nước, có tư tưởng cấp
tiến trong xã hội ở miẽn Trung lúc bấy giờ là: Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lợi, Nguyễn
Quý Anh, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất, Ngô Vàn Nhượng.
Đầu thế kỉ XX, Bình Thuận là nơi hội tụ nhiều sĩ phu yêu nước chống Pháp và là nơi
hưởng ứng mạnh mẽ phong trào Duy tân do Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,
Trẩn Quý Cáp khởi xướng. Nám 1905, trong một lẩn Nam du, truyền bá tư tưởng Duy
tân, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đã gặp được Nguyễn Trọng
Lợi, Nguyễn Quý Anh (là hai con trai nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông), Hổ Tá Bang
và truyền bá tư tưởng Duy tần của mình. Với sự góp mặt thêm của Ngô Văn Nhượng,
Nguyễn Hiệt Chi, Trẩn Lệ Chất, sáu người này đã đứng ra sáng lập ra ba tổ chức với
các nhiệm vụ chính trị - văn hoá - kinh tế gắn liến nhau, tương ứng với cương lĩnh
hành động ba điểm: “Khai dân trí - Chấn dân khí - Hậu dân sinh” của phong trào Duy
Tân hồi bấy giờ, đó là:
- Dục Thanh học hiệu: mở trường dạy cho con em người yêu nước và lao động
nghèo theo nội dung yêu nước và tiến bộ, được thành lập năm 1907.
- Liên Thành thư xã: truyển bá các sách báo có nội dung yêu nước, được thành
lập năm 1905.
- Liên Thành thương quán: làm kinh tế gây quỹ hoạt động, đổng thời tạo công ăn
việc làm cho nhân dân, được thành lập năm 1906.
Liên Thành thương quán hoạt động có hiệu quả, bí mật đóng góp một phần tài
chính cho phong trào Đông du của Phan Bội Châu và các phong trào giải phóng dân
tộc vể sau. Liên Thành thư xã do Nguyễn Hiệt Chi phụ trách mời nhiểu diễn giả đến
diễn thuyết, trong đó có Phan Châu Trinh, gây được tiếng vang sôi nồi. Đặc biệt Dục
Thanh học hiệu đã đào tạo được một lớp trẻ học tập theo sách vở và tinh thần mới.
Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường
Đông Kinh Nghĩa Thục) ngay trên đất nhà thờ họ Nguyễn ở làng Thành Đức (ngày
nay là nhà số 39, phố Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết). Cấu trúc chính của
trường gồm 2 nhà lớn bằng gỗ dùng làm phòng học, một ngôi nhà lâu nhỏ - Ngọa Du
Sào - là nơi bàn việc, tiếp khách quý, luận đàm văn thơ và nhà Ngự làm nơi ở chung
của các thầy và trò xa nhà.
Kinh phí hoạt động của trường nhờ vào hai nguồn; hoa lợi từ 10 mẫu nhất đẳng
điển do ông Huỳnh Văn Đẩu - một phú gia có lòng ái quốc ở địa phương - hiến cho
và tài trợ của Liên Thành thương quán. Nhờ đó học sinh ăn học không phải trả tiền,
thầy giáo chỉ nhận trỢ cấp mà không hưởng lương.
Trường do ông Nguyễn Quý Anh làm Giám hiệu, với hai giảng viên chính là
Nguyễn Hiệt Chi và Trần Đình Phiên. Trường có 4 lớp học, số học sinh lúc cao nhất
vào khoảng 100 học sinh, từ Sài Gòn ra, từ Đà Nẵng, Hội An vào, và nhiểu nơi khác
ở Nam Trung Bộ và miến Đông Nam Bộ, do nhiều bà con của các thân sĩ gửi gắm tiọ
học. Chương trình dạy của trường do Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội biên khảo, chú
giải, được gửi vào Phan Thiết qua ông Đình nguyên hoàng giáp Đào Nguyên Phổ, bạn
thân giao của Trần Lệ Chất. Nội dung giảng dạy của trường Dục Thanh theo mô hình
Một số i>i tícVi lỊcVt ívf - VẲM VioÁ Việt NAm
c 362 )