Page 360 - Di Tích Lịch Sử
P. 360
Tam Thanh Ikm vể hướng đông. Tên gọi Vạn An Thạnh nói lên ước nguyện có một
cuộc sống an khang, thịnh vượng của bà con ngư dân nơi đây.
Được tạo lập từ năm Tân Sửu (1781), Vạn An Thạnh cũng là ngôi Vạn cổ xưa
nhất, có quy mô bể thế, trang nghiêm và lưu giữ nhiều bộ cốt cá ông cổ xưa nhất
trên đảo. Từ thế kỉ XVI - XVII người Việt đã di cư đến đảo Phú Quý, cộng với một
số ngư dần đi biển bị bão tố trôi dạt vào và ở lại định cư làm ăn ngày càng đông. Khi
cuộc sống ổn định, ngư dần các làng trên đảo bắt đầu xây dựng dinh, vạn để thờ
Thần Nam Hải (cá voi) - vị thân phù hộ về mặt tinh thần cho những người đi biển.
Thuở sơ khai, Vạn chỉ là một bộ khung gỗ lợp tranh vách lá. Bấy giờ chưa có “ngài”
nào trôi dạt lên đảo. Đến năm Tần Sửu (1841) mới có “ngài” đầu tiên “hoá” (chết) dạt
vào bãi cát trước Vạn. Bà con ngư dân đã tổ chức lễ mai táng long trọng. Vị này to
lớn và là vị đầu tiên trôi dạt lên đảo nên được gọi là “Vị Cố”. Hiện nay trên khám thờ
thẩn Nam Hải ở Vạn An Thạnh còn lưu giữ bức thần chú thờ Vị Cố có chạm dòng
chữ Hán cổ “Nam tế rĩải linh cự tộc Ngọc Lân thủy tướng tôn thân, Tân Sửu Niên,
Thập ngoạt thập ngũ nhật tị thời”. Từ đó đến nay Vạn lấy ngày 15 tháng 10 làm ngày
giỗ Vị Cố và đây cũng là dịp Tế thu của Vạn.
Vạn An Thạnh là di tích kiến trúc tôn giáo liên quan đến tín ngưỡng ngư nghiệp.
Vạn ẩn mình dưới những hàng dừa xanh bao phủ, hướng chính quay về phía nam
nhìn thẳng ra biển khơi. Các bộ phận kiến trúc chính của vạn gổm chính điện, võ ca
và tiển hiển được bố trí dạng chữ Tam. Ngoài ra, trong khuôn viên còn có các bộ phận
phụ khác như: khu mai táng xác ông bà, công quán, cổng vào, án phong, nhà khói...
Hiện nay Vạn lưu giữ gần 100 bộ hài cốt (gốm cá voi, rùa da) đủ niên đại, kích cỡ.
Bà con ngư dân coi đó là hài cốt của ông bà nên tôn thờ với những nghi thức kính cẩn.
Đây là nơi có bộ sưu tập phong phú vê' cá ông rất có giá trị trong việc nghiên cứu sinh
vật biển đối với các nhà hải dương học. Tại Vạn còn lưu giữ một bộ xương cá nhà táng
thuộc họ cá voi, có chiều dài trên 17m, có 50 đốt xương, cá có 30 đôi răng mọc ở hàm
dưới (tương truyền lúc cá mới dạt vào bờ nặng khoảng 40 tấn). Đây là bộ xương cá voi
lớn thứ hai ở Bình Thuận (sau bộ xương cá voi ở Vạn Thủy Tú, Phan Thiết). Hiện nay,
nhà nước và nhân dân đã cùng đầu tư nhiều tỉ đổng để trùng tu xây dựng Vạn và Nhà
trưng bày xương cá voi cùng một số hạng mục khác. Có thể coi đây là một bảo tàng
Hải dương học với những bộ sưu tập phong phú về cá voi. Nhờ có Vạn An Thạnh, nơi
thờ cúng thẩn Nam Hải nên ngư dàn rất an tâm khi ra khơi đánh bắt hải sản vì đã có
“Ông Nam Hải” phù trỢ tránh mọi nguy hiểm trên biển.
Tại Vạn An Thạnh thường xuyên diễn ra các lễ hội như: Lễ hội tế xuân kéo dài từ
mùng 10 đến 20/1 âm lịch. Đầy là lễ tế thần đầu năm để cầu quốc thái dân an, mưa
thuận gió hoà, mùa màng thắng lợi. Lễ hội tế xuân của Vạn An Thạnh, ngoài việc tế
thần đầu năm còn gắn liền với mục đích cầu ngư. Ngoài những nghi thức hành lễ theo
tập tục cổ truyền (vật dâng tế Thẩn Nam Hải, nhang đèn, chuông trống, văn tế thần và
Tiền hiển, Hậu hiến) là những sinh hoạt văn hoá, vui chơi giải trí thu hút đông đảo bà
con ngư dân xứ đảo. Đây cũng là dịp để hướng mọi người quay vể cội nguổn, tổ tiên
và truyển thống lâu đời của dân tộc.
Một tồ M tìcVi lỊcVi sử - VẰM hoẢ Việt N a w
c 366 >