Page 363 - Di Tích Lịch Sử
P. 363

đây thưa thớt, sống trong khu căn cứ chỉ khoảng gần 200 hộ, co cụm thành từng xóm
     nhỏ vể phía nam, giữa vùng đất thấp để tiện cho việc sản xuất nông nghiệp trồng lúa
     và hoa màu.
         Đối với địch, đây là địa bàn quân sự quan trọng, là cửa ngõ chốt chặn và bảo vệ
     thành phố từ hướng đông nam. Sau khi chiếm giữ Đà Nắng năm 1954, Mỹ ngụy đã xây
     dựng nhiều đổn bốt quanh Đa Mặn, hình thành bộ máy kìm kẹp nhân dân, ngăn cản
     lực lượng cách mạng ngay từ bên ngoài vào thành phố.
         Chính  trong  điều kiện  đó,  chủ  nghĩa  anh  hùng cách  mạng  của  quân  dân  Đa
     Mặn  đã được  phát huy cao  độ,  trở thành bài học  quý báu  cho  phong  cách  mạng
     địa phương. Năm  1962, nhân dân Đa Mặn đã tổ chức được một lực lượng du kích
     hùng mạnh tham gia làm nhiệm vụ “diệt ác, phá kìm”. Đến năm  1964, làng có gần
     30 đội viên  nòng cốt làm nhiệm vụ tiêu diệt ác ốn, tay sai.  Những tên có nỢ máu
     với nhân dân sớm được xếp vào “sổ tử” của quân dân Đa Mặn. Nhiểu sự kiện, cột
     mốc lịch sử vẫn còn được lưu truyền sinh động trong nhân dân và đi vào sử sách.
     Trung tuần tháng  10/1964,  sau 2  ngày đêm trinh  sát sân bay Nước Mặn,  được sự
     hỗ trỢ của đặc công Quân khu 5, 27 đội viên du kích tại đây đã tiến hành đánh úp
     sân bay Nước Mặn, giết hàng trăm lính Mỹ, ngụy, phá hủy hàng chục máy bay, gây
     tiếng vang trên toàn chiến trường khu 5...  Đa Mặn trở thành điểm “đỏ” trong các
     trận càn quét của địch.
         Tiêu biểu là trận đánh vào sân bay Nước Mặn ngày 28/10/1965. Đầy là trận đánh
     do lực lượng vũ trang Thành đội Đà Nắng thực hiện. K20 được chọn là nơi cất dấu
     vũ khí, đạn dược và điểm tập kết của đơn vị bộ đội đặc công. Công tác chuẩn bị diễn
     ra tuyệt mật tại căn cứ cho đến giờ nổ súng. Kết quả là ta tiêu diệt và làm bị thương
     hàng trám lính Mỹ, phá hủy và làm hư hỏng nhiều phương tiện chiến tranh, trong
     đó có nhiều máy bay lên thẳng.
         Với quyết tâm “giặc còn thì nhà mất”, hầu hết các gia đình ở Đa Mặn lúc bấy
     giờ  đều  có  hẩm  bí  mật  để  nuôi  giấu  cán  bộ.  Đêm  đêm,  bên  bờ  sông,  người  dân
      K20 lại thắp đèn báo hiệu đón cán bộ, bộ đội vê' gây dựng cơ sở hoặc bàn kế hoạch
      đánh địch...
         Năm  1968, đổng chí Đặng Hồng Vân, Quần uỷ Quận 3 đã thiết kế cho người dân
      mô hình đào hầm bí mật, tạo thành một hệ thống hẩm chằng chịt trong làng để nuôi
      giấu cán bộ cách mạng.  Thời kì này nhân dân Đa Mặn đã đào được  158 căn hầm bí
      mật. Mỗi hẩm như vậy nuôi bốn đến năm cán bộ cách mạng. Hẩm được nhân dân đào
      khắp nơi, trong nhà, dưới giường ngủ, ngoài vườn, ngoài hiên..., tạo thành một thành
      lũy vững chắc.
          Các căn hẩm được nhân dân làm rất công phu. Miệng hẩm và lối đi vào rất hẹp
      nhưng bên trong lại rộng đủ để cán bộ cách mạng sinh hoạt hằng ngày. Ngoài miệng
      hầm chính còn có thêm miệng hẩm giả. Nếu có tay sai chỉ điểm, nhân dân sẽ đập vỡ
      miệng hầm giả làm gạch, đá rơi xuống bịt miệng hẩm chính, vừa đánh lừa địch vừa
      báo hiệu cho bộ đội trốn thoát ra ngoài. Đằng sau những căn hầm là bao kỉ niệm, là
      những dấu vết của một thời đổng cam cộng khổ giữa quân với dân.

                             Mdt tố   tid i lỊch tử - vẴvt VioÁ Việt X avh
                                        C   369  >
   358   359   360   361   362   363   364   365   366   367   368