Page 367 - Di Tích Lịch Sử
P. 367

hiển Trần Kim Tương và Trần Kim Bảng. Nhà thờ làm theo lối kiến trúc xưa, hình chữ
       quốc, trên đòn đông có ghi năm trùng tu là Bảo Đại thứ 16 (1941).
           Miếu Bà nằm dưới tán cầy mù u cổ thụ, có tượng và bài vị thờ Ngũ Hành Thánh
       Phi Trung Đẳng Thẩn gồm Hoả Đúc Thánh Phi ở giữa, bên trái là Kim Đức, Thổ Đức,
       bên phải là Thủy Đủc, Mộc Đức.
           Phía trước miếu Bà có một giếng vuông, thành giếng bằng đá sa thạch, dần làng
       gọi là Giếng Hời.  Đến  nay, vẫn chưa thể xác định được niên  đại của giếng, bởi chữ
       khắc trên trụ đá đã mai một theo thời gian, chỉ còn đọc được bốn chữ Hàm Long Kiết
       Tĩnh, nghĩa là giếng tốt mạch hàm rổng. Dưới gốc cây mù u còn lăn lóc đầy đó những
       viên  đá trang trí đầu  cột hình  quả bí và một Yoni  -  vật thờ của người  Chàm, hình
       vuông phẳng dẹt. Đây được coi là những phế tích của nền văn hoá chăm còn lại trên
       khu vực Nghĩa trũng này.
           Bên cạnh nghĩa trũng Hoà Vang, du khách còn được thăm quan một di tích “đồi
       hài cốt” lính Tây độc nhất vô nhị trên lãnh thổ Việt Nam. Nằm cuối con đường ra cảng
       biển Tiên Sa ngày nay, khuất trên một triển đổi cao, xung quanh được bao bọc bởi
       những gốc dương liễu già cỗi cùng một bức tường rêu phong cao không quá gối người
       là khu mộ Tây  -  nơi chôn cất của hơn 1.500 lính liên quần Pháp -  Tầy Ban Nha tử trận
       thuộc hạm đội của tướng Rigault de Genouilly.
           Trong khuôn viên nằm sát bãi biển Tiên Sa, ngoài ngôi nhà nguyện bên trong có
       gắn dòng chữ “À la mémoire des combattants Franc5ais et Espagnols de lExpédition
       Rigault de Genouilly. Mort en  1858 -  59 -  60 et ensevelissement en lieux” (Để tưởng
       niệm những chiến binh Pháp và Tầy Ban Nha của cuộc viễn chinh Rigault de Genouilly.
       Chết những năm 1858 -  59 -  60 và được an táng ở đây) là 32 ngôi mộ có gắn thánh giá
       xếp chồng lên nhau. Không một dấu tích nào để lại cho thấy có người thường xuyên
       lui tới khu mộ Tây, mà xung quanh chỉ có những đám cỏ dại cao ngút như muốn lấp
       cả dòng chữ “Ossuaire”  (đổi hài cốt)  chạm nổi khá lớn dưới cây thánh giá mặt trước
       của ngôi nhà nguyện.
           Nghĩa trũng Hoà Vang được Bộ Văn hoá -  Thông tin công nhận là Di tích Quốc
       gia vào ngày 04/01/1999.
           Hằng năm cứ đến ngày 16/3 âm lịch, người Đà Nẵng lại tổ chức lễ tế các “Tướng
       sĩ tử vong” tại nghĩa trũng Hoà Vang.



















                               Một »ố ĩ>i tícVi lịcVi   -  VÃM VioÁ Việt
                                          C   373  >
   362   363   364   365   366   367   368   369   370   371   372