Page 372 - Di Tích Lịch Sử
P. 372

Với lối kiến trúc thành cao hào sâu, trên mặt tường thành và phía ngoài hào cây
         cối um tùm, thành Diên Khánh đã trở thành một cứ điểm quân sự quan trọng trong hệ
         thống phòng thủ của tỉnh Khánh Hoà trước kia. Từ khi xây xong cho đến cuối thời Pháp
         thuộc, thành Diên Khánh là nơi đóng các quân đầu não địa phương của triều Nguyễn
         và là một trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của địa phương. Trong phong trào Cấn
         Vương (1885 -   1886), thành là tổng hành dinh của nghĩa quân Khánh Hoà. Khi chiếm
         được thành, thực dân Pháp cho san bằng hai mặt bắc, nam. Thời kháng chiến chống xâm
         lược Pháp (1945 -  1954) thành Diên Khánh lại trở thành trụ sở của Bộ Tư lệnh Mặt trận
         Nha Trang. Dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh, quân dân Diên Khánh, Nha Trang đã phối
         hợp cùng nhau đánh thắng nhiểu trận giòn giã trong cuộc chiến đấu 101 ngày đêm lịch
         sử, từ Cẩu Mới Nha Trang đến thành Diên Khánh. Từ năm  1975 đến nay, thành Diên
         Khánh trở thành trụ sở của các cơ quan lãnh đạo huyện Diên Khánh.
             Thành được xây trên diện tích khoảng 36.000m^. Tường thành hình lục giác dài
         2.693m, 6 cạnh không đểu nhau. Trên mỗi cạnh tường thành lại chia ra nhiều đoạn
         nhỏ, uốn lượn nên các góc thành không nhô hẳn ra mà vẫn bảo đảm quan sát được
         hai bên. Tường thành đắp đất cao chừng 3,5m, mặt ngoài tường thành hơi dựng đứng.
         Mặt trong có độ thoải và được đắp thành hai bậc, tạo một đường vận chuyển thuận
         lợi ven thành. Trên tường thành được trổng tre gai ken dày và các loại cấy có gai khác,
         vừa giữ độ bền cho tường thành vừa tăng chướng ngại cho đối phương như một hàng
         rào phòng ngự.
             Bên ngoài thành là hào nước sâu khoảng 3 -  4m, có đoạn sầu tới 5m. Bể rộng mặt
         hào cũng không đều nhau, tại các góc thành thường hẹp hơn (chừng 15m), rộng nhất
         là trước các cổng thành, chừng 40m; lòng hào thường xuyên đầy nước từ sông Cái dẫn
         vào. Bên ngoài hào nước đắp một đường đi -  đường ngoài hào để tuần tra, vận chuyển
         (còn gọi là đường quan phòng).
             Đặc biệt,  mặt bắc thành  giáp  sông Cái thường bị xói mòn vào  mùa mưa lụt do
         nước thượng nguồn tràn vế nên những người xây thành đã trổng nhiều cây gỗ sao -
         một loại cầy có khả năng giữ đất chống xói mòn,  sụt lở.  Sao được trổng thành hàng
         dày nên nhân dân thường gọi là Hàng Sao. Mặc dù hiện nay những hàng cây đã bị hủy
         hoại nhiều nhưng tên Hàng Sao vẫn giữ nguyên.
             Ban đầu thành có 6 cửa (cổng thành), hiện nay chỉ còn 4 cửa Đông -  Tây -  Tiến
         (phía nam) -  Hậu (phía bắc). Đi từ hướng Quốc lộ 1 có một con đường độc đạo nối giữa
         cửa Đông và cửa Tây của thành. Con đường chạy vòng bên ngoài thành nối Quốc lộ  1
         và cửa Tây có tên là Mã Xá. Đối diện và cách cửa Tây khoảng 200m là nhà thờ Hà Dừa.
             Theo các tư liệu cũ, bên trong vòng thành có nhiều công trình kiến trúc độc đáo.
         Qua khỏi cửa Tiền (cửa chính ở hướng nam) dành riêng cho nhà vua, hoàng tộc và các
         đại thẩn là một cột cờ lớn. Sau cột cờ là hoàng cung -  công trình có quy mô lớn nhất
         so với các công trình khác. Hoàng cung xây theo kiểu Điện Thái Hoà ở Huế, gổm ba
         gian rộng chừng 40m, xung quanh có hành lang rộng rãi, thoáng mát. Cột kèo được
         chạm trổ tinh tế, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Phẩn trên có cổ lầu, các mái và guột mái
         uốn cong thanh thoát. Trên nóc gắn hai con rổng chầu một quả cầu lớn.

                                Mệt sồ ^i tícVi lỊcti svt - VĂM VioẢ việt "Naw
                                           c   378  >
   367   368   369   370   371   372   373   374   375   376   377