Page 376 - Di Tích Lịch Sử
P. 376

có nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung, trong đó có hình Po Nagar, thần Tenexa,
         các tiên nữ, các loài thú như nai, ngỗng vàng, sư tử.
             Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23m, là tháp Ponagar, mà ta hay gọi
         là Tháp Bà. Nguyên thủy của nó chúứi là tháp thờ thẩn Parvati, vỢ của Siva. Tháp chúứi thờ
         thân Po Nagar (Umar), (bà Thiên Y Ana -  Bà mẹ xứ sở). Tháp Bà xây 4 tầng, mỗi tâng đểu
         có cửa, tượng thân và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là tượng nữ thần
         (cao 2,6m) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm hương, và xa hơn nữa là
         bằng vàng) ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây
         là một kiệt tác vể điêu khắc Chămpa, là sự kết hợp hài hoà giữa kĩ thuật tượng ưòn và chạm
         nổi. Trên đỉnh tháp có tượng thần Siva cỡi ngưu thần Nandin, và các tượng hnh vật như
         chim thiên nga, dê, voi,... Mặt ngoài tường tháp lại được trang trí bởi những hình điêu khắc
         vào đá như những vũ công, người chèo thuyển, xay gạo hay đi săn với cung tên. Cửa chính
         ở phía đông dẫn vào một tiền sảnh, ở hai bên cửa có hai trụ đá được khắc truyền kí, đỡ một
         phiến đá hình thuẫn có kỉiắc hừứi nữ thẩn Durga đang múa giữa hai nhạc công. Bên trong
         tháp tối và lanh. Cuối tháp có một bệ thờ bằng đá bên dưới tượng Bà Po Nagar với mười
         cánh tay. Hai bàn tay dưới đặt trên hai đầu gối, các bàn tay khác thì cầm những vật dụng
         như đoản kiếm, mũi tên, chùy và cầy lao ở bên phải và chuông, đĩa, cung và tù và ở bên ừái.
             Ngoài các tháp chính, khu di tích còn có các tháp khác thờ thẩn Siva (một trong ba vị
         thần tối cao của Ấn Độ giáo), thân Sanhaka, thần Ganeca (theo truyền thuyết là con trai thần
         Siva). ở  dãy tháp phía sau có một ngôi tháp, tương đối ít hư hại nhất ở mạn bắc, với mái dài
         hình yên ngựa. Kiểu mái này chỉ thấy bắt đầu ở những tháp vùng Đồ Bàn -  Vijaya (Bình
         Đũih) kinh đô Vương quốc Chămpa (được chuyển xuống từ Mỹ Sơn, Trà Kiệu) ở thế kỉ XI.
             Bên cạnh các tháp, khu di tích còn hấp dẫn bởi rủiững bia kí của người Chàm cổ,
         ghi lại những sự kiện quan trọng có liên quan đến lịch sử của họ cũng như việc xây dựng
         các tháp. Bergaigne, một nhà khảo cồ học người Pháp đã liệt kê các bia kí theo thời gian
         gổm 5 nhóm. Nhóm A: trên bia đá hình lục giác, do vua Satyavarman dựng năm 781 ghi
         chuyện tháp bị giặc biển đốt phá năm 774, việc xây dựng tượng thần Sri Satya Mukhalinga
         vào năm 784. Nhóm B do vua Vikrantavarman III ghi lại công lao xây dựng của các tiên
         vương. Nhóm c và nhóm D do vua Vikrantavarman II ghi các lễ vật dâng cúng chư thẩn.
         Nhóm E ghi việc vua Indravarman II dựng pho tượng Bhagavati (tức Po Nagar) bằng vàng
         vào năm 918 (pho tượng này về sau bị người Khmer xâm lăng cướp đi, và đã được thay thế
         bằng tượng đá vào năm 965).
             Với lổi kiến trúc độc đáo và đặc sắc, quần thể đền tháp Po Nagar là nơi hành hương của
         các tín đổ đến tiến hành các nghi lễ tôn giáo và hàng năm thu hút rất nhiều khách du lịch đến
         tham quan. Lễ hội Tháp Bà thường diễn ra từ ngày 21 đến ngày 23/3 ầm lịch với nhiểu hoạt
         động phong phú, đa dạng rứiằm giới thiệu, tôn vinh những nét đẹp của văn hoá Chăm và
         được xếp hạng là một trong 16 lễ hội quốc gia từ năm 2001. Không chỉ trong lễ hội mà ngay
         cả những ngày thường, số lượng du khách đến với Tháp Bà ngày càng đông bởi vẻ đẹp vể
         mặt kiến trúc nơi đây cũng như những giá trị tôn giáo sâu sắc được lưu giữ hàng trăm năm.
         Những hoạt động biểu diễn nghệ thuật mang đậm dấu ấn người Chăm đang trở thành một
         điểm thu hút rất lớn đối với khách du lịch trong hành trình về với Tháp Bà.

                                 Một tồ t>i ticti lịcVi »vr -  VẲM tioẮ Việt NAm
                                           (   382  >
   371   372   373   374   375   376   377   378   379   380   381