Page 366 - Di Tích Lịch Sử
P. 366

Đà Nẵng là cổ  họng của  Kinh thành  Huế,  là hải  cảng sâu rộng và quan  trọng
         nhất ở miến Trung Việt Nam.  Xưa nay,  từ  thuở nhà Nguyễn lập  nghiệp  ở phương
         Nam, nhất là từ cuộc nội chiến Tầy Sơn -  Nguyễn Ánh, cảng Đà Nẵng là một vị trí
         quân sự bậc nhất. Tàu bè nước ngoài không vào Huế mà vào Đà Nẵng để buôn bán,
         cho nên khi giúp Nguyễn Ánh tranh ngồi vua (1787), Pháp đã đòi lấy Đà Nắng làm
         một trong những điều kiện...
             Song, suốt từ tháng 9/1858 đến tháng 2/1859, liên quân Pháp -  Tây Ban Nha
         không đánh tan sinh lực Việt và kéo vào Huế bằng đường Hải Vần như đã định,
         mà lại bị cầm chân, bị quân chính quy và dân quân Việt bao vây ở bán  đảo  Sơn
         Trà,  bị tiêu hao  sinh lực lớn.  Gia Định thất thủ,  De  Genouilly đem  quân  trở  ra
         Đà  Nẳng  nhưng  cũng không làm  gì  được,  chỉ lấy thêm vài  đổn và bị  hao  thêm
         vài trăm quân.
             Trong giai đoạn kháng chiến đầu tiên này, nhân dần cả ba miền tỏ lòng ái quốc
         sâu  sắc,  can  đảm  phi  thường,  hăng  hái  chống  giặc.  Sau  cuộc  chiến  này,  số  lượng
         chiến  sĩ hi sinh để bảo vệ quê hương đã được triều đình Huế quy tụ lại trong một
          nghĩa trang.  Nám  1864, theo đẽ nghị của Bố chánh tỉnh Quảng Nam là Đặng Huy
         Trước, vua Tự Đức đã ban lệnh quy tập hài cốt các nghĩa sĩ, nghĩa dân hi sinh trong
          cuộc kháng chiến chống Pháp ở mặt trận Đà Nẵng trong những năm  1858  -   1860,
         kể cả những nấm mổ vô thừa nhận vào hai khu nghĩa trũng ở làng Phước Ninh và
          làng Nghi An. Căn cứ vào tấm bia sa thạch còn lưu lại, thì nghĩa trũng ở làng Nghi
          An (nay thuộc xã Hoà Phát, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nắng) được gọi là “Hoà
          Vinh nghĩa trũng”.  Nghĩa trũng này quy tập khoảng 3.000 hài cốt của các liệt sĩ hi
          sinh trong cuộc kháng chiến giai đoạn  1858 -   1860.
              Nghĩa trũng nằm quay mặt vể hướng đông, được bài thiết theo mô hình tam ban:
          chính diện và tả, hữu.  Ngay cổng vào  chính  diện  có tấm bia bằng đá sa thạch khắc
          4 chữ Hán “Hoà Vang Nghĩa Trũng”  cùng với năm lập bia:  Tự Đức Thập Cửu Niên
          (1866); và hai trụ đá cao khoảng 2m ghi câu đối:
                              “Âm triêm thập cốt di truyền cổ
                              Thạch cập tàn hổn tái kiến kim”
                             (Vua ban nhặt cốt truyền dấu cũ
                             Giữ được tàn hổn lợi thấy nay).
              Sau tấm bia là Chiến sĩ đài bằng ximăng cao khoảng 3m. Trung tâm nghĩa trũng
          có một ngôi mộ lớn, trên bia ximăng cẩn hàng chữ “Tiền triều đại tướng quý công
          mộ”. Có người cho rằng đây là mộ của ông Nguyễn Trọng Ân -  tướng trấn giữa Đổn
          Tuyên Hoá (phường Hoà Cường hiện nay).  Lại có người nói đó là mộ ông Lê Đình
          Lý, cũng là một tướng lĩnh tài ba dưới quyển chỉ huy của Khâm sai đại thần Nguyễn
          Tri Phương.
              Phía cuối nghĩa trũng nhìn từ ngoài vào là các am thờ, các bàn hương án dùng cho
          việc cúng tế lễ. Hai bên tả hữu nghĩa trũng có hơn 1.000 ngôi mộ cân phân ngay thẳng.
          Ngay sau lưng nghĩa trũng là nhà thờ tiền hiển và miếu Bà. Hằng năm đến ngày 16/3
          âm lịch người dân Khuê Trung thiết lễ tế tiền hiền để tưởng nhớ công đức hai vị tiền

                                 Một sồ ĩ>í ticVi lỊcVi sxt - VẲM VioÁ Việt ■Nam
                                            (   372  )
   361   362   363   364   365   366   367   368   369   370   371