Page 87 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 87
PHỌM Bá KHIÊM
sản ấy mà tạo nên tín ngưỡng thờ cúng Tổ Tiên -Thờ cúng các Vua
Hùng để xây dựng nên khu di tích tưởng niệm có ý nghĩa vô cùng
to lớn trong đời sống tâm linh của cộng đồng dân tộc, cùng với nó
là lễ hội Đền Hùng được kế thừa và phát triển từ những lễ hội dân
gian mang tính chất nguyên thuỷ để nâng tầm thành một Lễ Hội
lớn với nhiếu ý nghĩa sâu sắc của đạo lý và bản sắc truyển thống
đặc biệt Việt Nam.
Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ Hội Đền Hùng đã hình thành từ rất
sớm và sự tồn tại của nó luôn gắn chặt với quá trình phát triển của
lịch sử dân tộc. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và đạo
lý “Ăn quả nhớ người trổng cây”. Các Vua Hùng cùng các vợ, con,
các tướng lĩnh của thời kỳ Hùng Vương luôn được nhân dân ở
các làng xã trên phạm vi cả nước tôn thờ. Từ giữa thế kỷ XV, đến
cuối thế kỷ XVII, cả nước có 73 làng xã, trong đó có 12 làng có sắc
phong, 61 làng chưa có sắc phong (Theo Nam Việt thẩn kỳ hội lục
- Bản chính bộ Lễ triều Lê Cảnh Hưng thứ 24-1763).
Khi cư dân ở các làng Vi, Trẹo vốn là cùng một cư dân gốc ở
Làng Cả đã cùng nhau làm lễ mở cửa đến vào ngày 10 tháng 3 âm
lịch hàng năm để làm lễ hội. Thời gian của lễ hội kéo dài trong ba
ngày, diễn trường của lễ hội được diễn ra trên núi Hùng và các
vùng xung quanh chân núi. Nghi thức giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ
Hội Đền Hùng trong thời kỳ này mang tính chất địa phương với
quy mô do các làng Vi, Trẹo tổ chức tiến hành nghi lễ cầu tế, tuyên
đọc sắc phong và tóm tắt Thần tích, Thẩn linh. Sau đó tổ chức các
trò rước voi, ngựa, chạy địch, chạy tùng rí, lấy tiếng hú. Vui hơn cả
là tục rước chúa gái và diễn trò bách nghệ khôi hài. Chỉ có chúa gái
được ngồi trên kiệu rước, còn chúa trai phải đi bộ chứ không được
rước. Tục rước chúa gái chính là mô phỏng truyền thuyết Ngọc
Hoa chào tạm biệt vua cha để về nhà chổng. Chạy địch là phản ánh
truyền thuyết vua Hùng đi săn, lấy tiếng hú là thể hiện tiếng hiệu
trừ tịch, trừ tà. Hàng năm, Nhà nước cấp cho dân trưởng tạo lệ là