Page 84 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 84
C8Ĩ DỀN NÙNG VA TÍN NGữSNG TNỀI CÚNG NÙN? VCÍDNG
TỔ tiên chung của cả dân tộc; Tín ngưỡng thờ tự các Vua Hùng -
Những người đã có công tạo dựng cơ đồ Việt Nam ngày nay.
Các ngôi đển thờ vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc thôn cổ
Tích xã Hy Cương, huyện Lâm Thao ( nay là Thành phố Việt T rì),
tỉnh Phú Thọ là cơ sở vật chất chủ yếu để thể hiện hình thức sinh
hoạt tín ngưỡng truyền thống độc đáo và đặc sắc ấy.
Lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tồ Hùng Vương được tổ chức hàng
năm vào ngày mông 10 tháng 3 âm lịch. Nó được bắt nguồn từ
thời đại Hùng Vương dựng nước, là thời kỳ lịch sử có thật trong
tiến trình dựng nước và giữ nước hàng mấy nghìn năm của dân
tộc Việt Nam. Sự ra đời và tồn tại lâu dài của Đến Hùng và Lễ hội
Đền Hùng cùng với tín ngưỡng Giỗ Tổ Hùng Vương là sự khẳng
định niềm tin vào truyền thống dựng nước và giữ nước đối với các
thế hệ cha ông đi trước đã đồ biết bao công sức và xương máu để
dựng nước và giữ nước. Chính từ ý nghĩa tâm linh thiêng liêng ấy
mà Lễ Hội Đền Hùng đã trường tồn với thời gian, trường tổn cùng
lịch sử dân tộc trong suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Núi Hùng là ngọn núi cao nhất trong ba ngọn núi thuộc thôn
Cổ Tích xã Hy Cương, tạo nên vùng đất thiêng “Tam Sơn cấm địa”,
“Núi Cấm”, “Núi thiêng”... Đó là nơi người dân nơi đây đã thờ tự
theo tín ngưỡng nguyên thuỷ trong buổi bình minh của lịch sử với
tục thờ Thẩn Núi. Ba ngọn Tổ Sơn ở khu vực Đến Hùng đã được
Thẩn thánh hoá thành các vị Thần Núi, sau này còn có tên là “Đột
ngột cao sơn” (Núi Nghĩa Lĩnh), “Ất Sơn ...” (Núi \^n) và “Viễn
Sơn ...” (Núi Nỏn). Tuy chỉ là tên gọi được đặt vào các đời sau,
nhưng đó là ảnh xạ của những tên gọi thuộc tín ngưỡng cổ truyền
mang tính chất nguyên thuỷ của thời sơ sử. Thần Núi và tục thờ
Thần Núi là lớp văn hoá tín ngưỡng ban đầu trên núi Hùng (còn
gọi là núi Cả). Đó là một loại hình văn hoá tín ngưỡng đầu tiên
thờ Thẩn Tự nhiên trong buổi đầu hình thành các tín ngưỡng dân
gian của dần tộc Việt Nam. Chính vì vậy, trước khi thờ tự các vua