Page 85 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 85
PHỌM BÓ KHIHM
Hùng là những người có công dựng nước, trên núi Nghĩa Lĩnh đã
có đển thờ Trời theo tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp trổng
lúa nước để cầu cho “Mưa thuận, gió hoà” cho cây cối mùa màng
quanh năm xanh tốt, bội thu. Vì vậy, ngôi đển Thượng trên núi
Nghĩa Lĩnh có tên “Kính Thiên lĩnh điện” (Điện thờ Trời trên núi
Nghĩa Lĩnh). Truyền thuyết kể rằng: Đây là nơi các vua Hùng vẫn
lên để tiến hành các nghi lễ cúng tế trời đất, thờ Lúa Thần để cầu
cho “Mưa thuận, gió hoà”, an dân hạnh phúc. Núi Nghĩa Lĩnh (hay
còn gọi là núi Cả), được coi là ngọn chủ sơn trong hệ thống “Tam
Sơn cấm địa”, trước khi thành tín ngưỡng thờ Thẩn Tự nhiên của
các cư dân Lạc Việt trong vùng. Nhờ có diều này đã tạo thuận
lợi cho những tư duy tín ngưỡng về sau có cơ sở để phát triển
thành tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng là những người có công
tạo dựng đất nước. Trong quá trình phát triển của tín ngưỡng ấy,
luôn luôn có sự đan xen và tồn tại giữa tín ngưỡng nguyên thuỷ
và tín ngưỡng thờ tự các Vua Hùng cho đến tận thế kỷ thứ XIX
tại khu vực Đền Thượng, trước khi tiến hành trùng tu di tích năm
1917 vẫn còn dấu tích thờ một hạt lúa Thần có kích thước rất lớn
(to bằng chiếc thuyền ba cắng mà người dân ở Phú Thọ thường
dùng trong mùa nước lụt), có hình giống như một hạt thóc khổng
lồ. Truyền thuyết kể rằng: Hàng năm, các Vua Hùng vẫn lên Đển
Thượng để gọi vía lúa. Hiện nay những người dần dưới chân núi
Hùng vẫn còn nhớ bài Đồng giao gọi vía lúa;
Hú ông lúa, bà lúa
Cỏ lên, cỏ úa
Lúa lên, lúa xanh
Tốt hơn xung quanh
. ý'. '
Tốt hơn láng giềng
Cao lên bằng cổ
Trổ lên bằng đấu