Page 91 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 91

PHẠM Bá KHIẺM


      miến Tổ quốc nườm nượp kéo vể với tấm lòng thành kính dâng
      lên Tổ tiên, tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các Vua Hùng
      và các bậc tiên nhân của dân tộc.
         Tín  ngưỡng  thờ  cúng  các  vua  Hùng  xuất  phát  từ  đạo  lý,  từ
      truyền  thống  của  dân  tộc;  Việt  Nam vốn  giàu  lòng yêu  nước và
      truyền  thống  đấu  tranh  kiên  cường  bất  khuất,  nhưng  cũng  rất
      thuỷ chung, có trưốc, có sau, nhân hậu, luôn luôn biết ơn những
      người đi trước. Lễ hội Đền Hùng đã trở thành động lực tinh thần
      của dân tộc Việt Nam. Năm  1941, Mặt trận Việt Minh đã treo cờ
      Đảng,  cờ Tổ quốc trên  gác chuông trư<í(c cửa chùa Thiên Quang
      để tuyên truyển  Cách mạng, kêu gọi toàn dân đoàn kết đánh đổ
      Nhật - Pháp để cứu nước trước đông đảo quần chúng vể dự lễ hội.
      Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, trong dịp lễ
      hội Đền Hùng năm  1946, quyền Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ
      cộng hoà, cụ Huỳnh Thúc Kháng được Chủ tịch Hồ Chí Minh uỷ
      quyển thay mặt Chính phủ vể dự lễ hội Đển Hùng, khi Lễ Tổ dâng
      một thanh gươm và một tấm bản đồ Việt Nam cẩn cáo với các vua
      Hùng (tư liệu của nhà sử học Dương Trung Quốc công bố). Năm
      1954, đoàn  quân  đi Nam trên con đường hành trình thống nhất
      đất nước đã vể tuyên thệ tại Đển Hung. Ngày 19 tháng 9 năm 1954,
      trước khi vể tiếp quản Ihủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hổ Chí Minh đã
      gặp gỡ và căn dặn các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong
      tại Đến Hùng với câu nói bất hủ:
         “. . .   Các Vua Hùng đã có công dựng nước
         Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước...”

         Thời đại chúng ta hôm  nay, đang kế tục truyền thống của các
      Vua Hùng và các thế hệ cha anh đi trước truyển lại. Hàng năm, lễ
      hội Giỗ Tồ Hùng Vương vẫn được tổ chức theo các nghi lễ truyển
      thống của dân  tộc.  Vào  những năm  chẵn, Nhà nước đứng ra tổ
   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96