Page 25 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 25
C2S DỀN tíàNG VÀ TÍN NGtíSNE Ttìờ CÚNG tìQNG VđŨNG
Năm Tự Đức thứ 3 (1850) Hình Bộ thượng thư Nguyễn Đăng
Giai, nhân thấy chùa cũ nên cho trùng tu. Năm Khải Định thứ 9
(1924) tuần phủ Lê Văn Đỉnh lại cho tu bổ chùa.
Năm Khải Định thứ 7 (1922) trùng tu miếu Giếng. Năm Bảo
Đại thứ 10 (1925) lại tu bổ thêm.
Đặc biệt bia còn ghi: “Trước đây, ngày quốc tế được tổ chức
Xuân - Thu nhị kỳ. Năm Khải Định thứ 2 (1917) tuần phủ Phú
Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định lấy ngày 10
tháng 3 Âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày Giỗ
Tổ Hùng Vương một ngày, còn ngày Giỗ (11/3) do dân sở tại làm
lễ tế.
b. Bia số 2: “Bia ghi kỷ niệm ở miếu thờ Hùng Vương”
được khắc vào mùa xuân, năm Quý Hợi, niên hiệu Khải Định
tháng 8 (1923) do Nguyễn Huy Vĩ, hiệu Tây Đình cư sĩ, người
tỉnh Hà Đông viết chữ, nội dung bia ghi việc tu sửa các di tích
trên núi Hùng.
- Năm Duy Tân thứ 3 (1909) Thái xuyên Hoàng Cao Khải
thương lượng với Chính phủ xin cấp 2000đ tiền công để tu sửa
lăng miếu Tổ Vương.
- Năm Duy Tần thứ 7 (1913) lĩnh số tiền cấp phát chế tạo
đồ tự khí khai mở đường lên núi. Năm Duy Tân thứ 8 (1914)
khánh thành.
- Năm Duy Tân thứ 9 (1915) đến Khải Định năm thứ 2 (1917)
tu tạo miếu Thượng, tiền đường, làm thêm đổ tự khí, xây lầu cửa
dưới chân núi, dựng phương đình sau chùa làm nơi công hội.
- Khải Định năm thứ 6 (1921) và Khải Định năm thứ 7 (1922)
tạo dựng 7 gian nhà công quán hết 1609 đồng 7 hào 1 xu. Trùng tu
miếu Giếng làm mới chính tẩm, bái đường, phương đình, hai bên
nhà tả hữu.