Page 26 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 26
PHAM Bã KMÊM IT .
- Năm Khải Định thứ 7 (1922) và Khải Định thứ 8 (1923) trùng
tu lăng Tổ Vương và tạo 4 gian công quán bên cạnh miếu.
c. Bia số 3: “Bài ký trên bia ghi Cồ Tích của Tổ quốc”. Trên
bia không ghi niên đại; chỉ ghi: Lê Đình Xán, Phó bảng khoa Tân
Sửu(1901) người xã Nhân Mục (huyện Thanh Trì) tỉnh Hà Đông,
giữ chức Điển học tỉnh Phú Thọ soạn.
Nội dung bia ghi về việc năm 1909 Khâm sai Bắc Kỳ kinh lược
diên mậu quận công Thái xuyên Hoàng Cao Khải, người Hà Tĩnh
xin Chính phủ cấp 2.000đ tiến công tu sửa Tổ miếu.
d. Bia sổ 4: “Bia ghi tên hội dồng trùng tu” có niên đại: tháng 7
Niên hiệu Duy Tân thứ 8 (1914) do ông Nguyễn Đình Tiêu người xã
Quan Nhân tỉnh Hà Đông, giữ chức Thư lại tỉnh Phú Thọ soạn; ông
Vũ Dữu Do ở cửa hàng Nam Sơn, phố Thiên Tân, Hà Nội khắc bia.
Nội dung bia ghi họ tên các vị quan viên trong hội đổng trùng tu.
e. Bia số 5: “Bia ghi vẽ điển lệ miếu thờ Hùng Vương” Niên đại
bia; Mùa xuân năm Quý Hợi, niên hiệu Khải Định thứ 8 (1923) do
Hội đồng kỷ niệm tỉnh Phú Thọ cùng nhau lập bia. Nguyễn Huy
Vĩ, hiệu Tây Đình cư sĩ, người tỉnh Hà Đông viết chữ. Nội dung
bia ghi: Phụng sao văn bản của Bộ lễ định ngày Quốc tế “Từ nay
về sau lấy ngày mồng 10 tháng 3, lĩnh tiến chi vào việc công, phụng
mệnh kính trước 1 ngày so với ngày hội tế của bản hạt”. (Ngày 25
tháng 7 niên hiệu Khải Định thứ 1 (1917) Tư vụ Lê Tiếm phụng
mệnh khải cấp).
- Lễ nghi vào ngày hội kỷ niệm hàng năm: Chiều ngày 9/3 các
quan liệt hiến trong tỉnh cùng các quan viên trong các phủ, huyện
của tỉnh đều phải mặc phẩm phục tể tựu, túc trực tại nhà công
quán. Sáng sớm hôm sau (mồng 10 tháng 3) đến miếu kính tế. Lễ
phẩm dùng cho ngày này gồm: bò, dê, lợn, xôi. Trước kỳ này, vị hội
trưởng thông báo cho các hội viên trong hội đống bàn bạc trình
tại phủ đường thẩm xét, trích số tiến lợi tự điển bao nhiêu, cùng số