Page 27 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 27
DỀN «ÙNG VÀ T(N NEtíSNG TMỀI GIÌNE tlÙNB VtíEÍNG
tiền 100 đổng do Nhà nước cấp mỗi năm, giao cho quan phủ Lâm
Thao nhận lấy mua lễ phẩm và chi tiêu vào các khoản...
6.3. Lăng Hùng Vương: Tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6.
Lăng nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp
thuỷ, mặt quay theo hướng Đông Nam.
Xưa có thể là mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (1870) cho xây
mộ, dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (1922) trùng tu lại. Lăng
hình vuông, cột liền tường, có đao cong 8 góc, tạo thành 2 tầng
mái. Tầng dưới 4 góc đắp 4 con rồng tư thế bò, tầng trên đắp rồng
uốn ngược, đỉnh lăng đắp hình “quả ngọc” theo tích “Cửu long
tranh châu”. Mái đắp giả ngói ống, 3 phía đều đắp mặt hổ phù. Ba
mặt Tây, Đông, Nam đều có cửa vòm, 2 bên cửa dều đắp kỳ lần;
xung quanh lăng có tường bao, trang trí hoa, chất liệu bằng đá.
Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài l,30m,
rộng l,80m, cao Im. Mộ có mái mui luyện.
- Phía trong lăng có bia đá ghi; Biểu chính (lăng chính).
- Phía trên 3 mặt lăng đều có để: Hùng Vương lăng (lăng Vua Hùng).
6.4. Cột đá thề: Tương truyền do Thục Phán dựng lên, khi được
Vua Hùng thứ 18 nhường ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất
nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom
miếu Vũ họ Hùng.
Cột đá cao l,30m, rộng 0,30m, hình vuông, là 1 trong 4 chiếc
cột đá tìm thấy trên núi Hùng. Năm 1968 Ty văn hoá Vĩnh Phú tôn
tạo lên bệ như hiện nay. Năm 2003 đại trùng tu.
7. Đền Giếng (Tên chữ là Ngọc Hnh)
Tương truyền là nơi hai bà công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa
(con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo
cha đi kinh lý qua vùng này. Hai bà có công dạy dân trổng lúa và
trị thuỷ nên được nhân dân lập đến thờ phụng muôn đời. Đền xây