Page 124 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 124
PMAM BÁ KHIÊM
trên đỉnh núi Nghĩa cương, nguyện muôn đời bảo vệ giang sơn
gấm vóc mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói tại lăng
miếu họ Hùng. Từ đó tới nay thăm viếng Đền Hùng đã thành tập
quán tốt đẹp, là việc làm có nghĩa cử của mỗi người dân nước Việt
Nam. Ngọc phả Hùng Vương soạn đời Hổng Đức Hậu Lê có đoạn
viết: “từ đời nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý,nhà Trấn rồi đến triểu đại ta
bầy giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền
ở làng Trung Nghĩa (Cổ Tích); ở đây nhân dân toàn quốc đều đến
lễ bái để tưởng nhớ công lao của đấng Thánh Tổ xưa”
Như vậy trong thời đại phong kiến các vương triểu luôn luôn
coi trọng việc tế lễ vua Hùng và xem đó như một việc hệ trọng của
cả nước.
Từ khi cách mạng tháng 8/1945 thành công đến nay, Chính phủ
Việt Nam dân chủ cộng hòa nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đều tổ chức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng vào ngày
10/3 ầm lịch hàng năm theo nghi thức Nhà nước.
Năm 1946 cụ Huỳnh ITiúc Kháng quyền chủ Tịch Nước đã tới
dự lễ tưởng niệm các Vua Hùng. Các đổng chí lãnh đạo cao cấp
của Đảng, Nhà nước; Chủ tịch Hổ chí Minh, đổng chí Lê Duẩn,
Trường Chinh, Phạm Văn Đổng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười... và
nhiều đồng chí lãnh đạo các bộ, nghành ỏ’ trung ương đã đến thăm
viếng mộ Tổ Hùng Vương.
Nhiếu năm nay Giỗ Tổ Hùng Vương và ngày lễ tưởng niệm
các Vua Hùng do Bộ trưởng Bộ Văn Hóa thông Tin và Chủ tịch
UBND tỉnh đổng chủ trì, nhân dân cả nước hàng ngày nô nức
cùng nhau đến thăm viếng mộ Tổ.
Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống
nhất, xu hướng mỗi năm một đông hơn, nhiểu hơn lượt đồng bào
vể thăm viếng mộ Tổ Hùng Vương. Người Việt Nam sống xa tổ
quốc, khách nước ngoài đến Đển Hùng ngày càng nhiều hơn. Mấy