Page 123 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 123
ĐỀN MÙNG VÀ TÍN NGữSNG THâ CÚNG MÙNG VỮŨNG
hội Đền Hùng thực sự trở thành một bức tranh toàn cảnh vê' văn
hóa tâm linh trong xã hội Việt Nam đương đại. Đó là một trong
những nét đặc trưng độc đáo của đời sống văn hóa tinh thần người
Việt. Tìm về cội nguồn để biết ơn các vị Thủy Tổ đã có công khai
sáng, mở nước cho đời đời con cháu mai sau.
Việc nhớ ơn Tổ tiên, nhớ ơn Tổ Hùng đã trở thành triết lý
chính trị, triết lý nhân văn và cũng là triết lý vẹn toàn của con
người Việt Nam:
“Dù ai đi ngứỢc vẽ xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mổng 10 tháng 3
Khắp miên truyẽn mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Theo cuốn Hùng đổ thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ
truyền do Hàn lâm viện, Trực học sỹ Nguyễn Cố soạn năm 1470
có đoạn viết: “phụng ban hương Trung Nghĩa (Cồ Tích) làm dân
trưởng tạo lệ, cấp năm trăm mẫu ruộng tại xã Hy Cương, lại cho
thu thuế ruộng một vùng, trên từ Tuyên Quang, Hưng Hóa, dưới
đến Việt trì làm hương hỏa phụng thờ”.
Thăm đền Hùng, viếng mộ Tổ đã trở thành tập quán tốt đẹp cổ
truyền của dân tộc Việt Nam. Trải qua nhiếu thế kỷ, thăm viếng
mộ Tổ Hùng Vương đã thực sự trở thành phong tục văn hóa của
con người Việt Nam tồn tại trong nhân dán mang ý nghĩa lịch sử,
xã hội sâu sắc. Đó là một dấu ấn lịch sử, nơi hội tụ côi nguồn của
văn hóa văn minh dân tộc. Đó còn là phong tục sinh hoạt xã hội,
có ý nghĩa giáo giục truyền thống cho các thế hệ mai sau, là bức
thông điệp bản sắc văn hóa vùng trung du Đất Tổ.
Theo truyền thuyết lịch sử thì Vua Hùng thứ 18 vì không có con
trai nên đã nhường ngôi Vua cho Thục Phán theo lời khuyên của
Tản Viên. Thục Phán lên ngôi đem lòng cảm kích dựng cột đá thề