Page 115 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 115
DỂN tìÙNG VÀ TÍN NGđâNG TNỂÍ CÚNG NÒNG VứŨNG
GỐC cội CÓ xum xuê thì cành lá mới xanh tốt; nguổn nước có
mênh mông thì dòng nước mới chảy dài lâu.
Ngọc phả Hùng Vương tại Đển Hùng được Hàn lâm viện, Trực
học sỹ Nguyễn Cố soạn đời Hổng Đức Hậu Lê ( năm 1470) có đoạn
viết: “từ thời nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến triểu đại
ta bây giờ là Hổng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói phụng thờ
đấng Thánh Tổ xưa tại thôn Trung Nghĩa, làng Cổ Tích...”
Và rồi lịch sử đã qua đi, truyền thống được bảo lưu, nòi giống
được lưu truyển . .'.chúng ta biết nhận ra chân lý “Uống nước nhớ
nguổn”, “Ăn quả nhớ người trồng cầy” hay nói gọn lại theo hình
tượng văn học như thi sỹ Tản Đà đã khắc họa trên đôi cầu đối hiện
còn tại Đền Hùng ;
“Tổ tổ. tôn tôn, tôn tổ cũ
Non non, nước nước, nước non nhà”
Đó là tiếng nói chung, là nhận thức chung của các thế hệ con
cháu Vua Hùng. Tất cả đểu là đổng bào, là người chung 1 nước,
cùng 1 tổ, chung cội, chung giàn. Quan hệ dó tạo nên tâm lý yêu
thương, đoàn kết, thủy chung, đùm bọc lẫn nhau cùng tổn tại và
phát triển bến lâu. Đó là sức mạnh của dân tộc Việt Nam, quốc
gia Việt Nam. Chẳng thê mà trải qua hơn 1000 năm bị phong kiến
phương Bắc xâm lược và đô hộ, đất nước này không những không
bị tiêu vong mà Quốc gia Việt Nam, văn hóa Việt Nam vẫn tồn
tại và phát triển vững bển. Được như vậy hẳn có 1 sức mạnh phi
thường mà ở đầy sức mạnh đó được hình thành và duy trì phát
triển bởi văn hiến hơn 4000 năm của dân tộc. Văn hiến đó là con
người, là cộng đồng cư dân có ý thức vững vàng về cội nguồn, về
quốc gia, dần tộc mình với 1 gia tài quý báu do tổ tiên để lại. Cộng
đồng đó, dân tộc đó quyết bảo vệ, giữ gìn đến cùng, không cam
chịu để cơ nghiệp của tổ tiên rơi vào tay của kẻ khác.